Bạn lưu ý không nên ăn những loại khoai tây có những dấu hiệu dưới đây:
- Khoai tây mọc mầm: Mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, là hai loại chất độc glycoalkaloids gây hại cho hệ thống thần kinh
- Khoai tây ngả màu: Khi để khoai tây ở ngoài ánh sáng, khoai sẽ bị ngả màu xanh khiến nồng độ solanine tăng cao. Tuy nhiên bạn cũng có thể tận dụng những củ khoai tây bị ngả màu xanh bằng cách gọt bỏ những phần ngả màu và chế biến phần còn lại.
5. Cam, quýt, bưởi
Đừng bỏ qua trái cây họ cam nếu bạn đang quan tâm đến bị tiền đình nên ăn gì. Cam, quýt và bưởi giúp cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp lưu thông máu.
Bạn cũng có thể kết hợp lá quýt, lá cúc tần, lá sả, lá chanh, đại bì, hương nhu và lá bưởi làm nước xông hơi để giúp cơ thể giải độc, điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Bạn cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, đổ ngập nước đun sôi sau đó dùng để xông hơi cho tới khi đổ mồ hôi. Đây là phương pháp hiệu quả đặc biệt với những người bị rối loạn tiền đình kéo dài.
6. Cà chua – siêu thực phẩm cho người tiền đình

Vitamin A và C trong cà chua sẽ làm tăng khả năng thị lực, ngăn ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra cà chua còn được xem là “thần dược” hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, chữa tăng huyết áp, giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn cà chua xanh. Vì cà chua xanh chứa nhiều solanine có thể gây đắng chát miệng, đi kèm với đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn hoặc ngộ độc thực phẩm.
7. Nấm – Thực phẩm cuối cùng trong danh sách rối loạn tiền đình nên ăn gì
Nấm chứa rất nhiều vitamin B2, B3, B5 làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an. Trong khi đó chất choline trong nấm lại có tác dụng điều hòa giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, vitamin C, chất xơ và kali trong nấm làm giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Lưu ý khác ngoài việc rối loạn tiền đình nên ăn gì
Ngoài những loại rau quả kể trên, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý và khoa học. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý:
- Uống nước đầy đủ trong ngày: Nước lọc, sữa, các loại sinh tố và trái cây rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.
- Tránh thực phẩm quá mặn và ngọt: Bạn nên tránh các thực phẩm quá nhiều muối, đường và có thể bổ sung lượng đường và muối tự nhiên thông qua các loại hạt và ngũ cốc.
- Tránh các chất kích thích: Bạn nên tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine…các chất này có thể khiến tình trạng ù tai và các cơn đau đầu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình tăng lên.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Có thói quen sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh căng thẳng… Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp tình trạng chóng mặt hạn chế rất nhiều.
Bạn có thể xem thêm: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình giúp bạn nhanh khỏe hơn
Chính sức khỏe mới là sự giàu có thật sự, không phải vàng bạc. Huống gì những thực phẩm kể trên lại rất rẻ và ngon miệng. Vậy nên khi đã biết rối loạn tiền đình nên ăn gì, hãy bắt tay ngay vào xây dựng thực đơn mỗi tuần để hỗ trợ chữa bệnh tốt nhất và sớm lấy lại một cuộc sống chất lượng nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!