backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Xơ cứng động mạch

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 10/07/2019

Xơ cứng động mạch

Tìm hiểu về bệnh xơ cứng động mạch

Xơ cứng động mạch là gì?

Xơ cứng động mạch có thể xảy ra khi các động mạch trở nên dày, cứng và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Quá trình này làm suy yếu các động mạch và có thể phát triển trong các cơ quan khác nhau, phổ biến nhất là tim. Các động mạch lưu thông máu khắp cơ thể, nhưng khi mảng bám – chất béo, cholesterol và chất chuyển hóa của tế bào khác – tích tụ trên thành động mạch, bạn sẽ bị xơ cứng động mạch.

Xơ cứng động mạch có thể phát triển thành xơ vữa động mạch. Tình trạng này có thể gây ra bệnh tim, đột quỵ, các vấn đề lưu thông máu ở cánh tay và chân, phình động mạch có thể gây chảy máu nội bộ đe dọa tính mạng và bệnh thận mãn tính.

Triệu chứng xơ cứng động mạch

Những dấu hiệu và triệu chứng xơ cứng động mạch là gì?

Ngay cả khi thành động mạch dần dày lên và cứng lại, bạn vẫn không có triệu chứng xơ cứng động mạch. Ngay cả khi tình trạng xấu đi thành xơ vữa động mạch, các trường hợp nhẹ vẫn có thể không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Khi xơ cứng động mạch tiến triển, các động mạch bị tắc có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ với các triệu chứng sau:

  • Đau ngực hoặc áp lực (đau thắt ngực)
  • Đột ngột yếu hoặc tê tay và chân 
  • Nói chậm hoặc khó nói
  • Mất thị lực một bên mắt
  • Sa cơ mặt
  • Đau khi đi lại
  • Huyết áp cao
  • Suy thận

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ rằng mình bị xơ cứng động mạch, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn cũng chú ý đến các triệu chứng sớm của lưu lượng máu không đủ, chẳng hạn như đau ngực (đau thắt ngực), đau hoặc tê chân.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn chứng xơ cứng động mạch xấu đi và ngăn ngừa cơn đau tim, đột quỵ hoặc một tình trạng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân xơ cứng động mạch

Nguyên nhân nào gây xơ cứng động mạch?

Một số nguyên nhân có thể gây xơ cứng động mạch:

  • Cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Tình trạng kháng insulin hoặc tiểu đường
  • Béo phì
  • Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác

Nguy cơ mắc xơ cứng động mạch

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc xơ cứng động mạch?

Theo các chuyên gia, những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tim hoặc xơ cứng động mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Chẩn đoán và điều trị xơ cứng động mạch

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán xơ cứng động mạch?

Chẩn đoán sớm là rất quan trọng để quản lý bệnh xơ cứng động mạch. Để chẩn đoán tình trạng, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử và cho bạn kiểm tra thể chất. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để lắng nghe các động mạch có phát ra âm thanh bất thường hay không. Tiếng ồn bất thường từ động mạch có thể cho thấy lưu lượng máu kém do mảng bám tích tụ.

Sau đó, bác sĩ sẽ áp dụng một số kỹ thuật để chẩn đoán xơ cứng động mạch như:

  • Chỉ số ABI: phương pháp này giúp bác sĩ xác định lưu lượng máu đến chân và bàn chân có giảm hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ của một số chất béo, cholesterol, đường và protein trong máu – các yếu tố liên quan đến bệnh tim.
  • CT scan: Chụp CT giúp bác sĩ quan sát rõ hình ảnh của động mạch chủ, tim và mạch máu.
  • Điện tâm đồ (EKG): Xét nghiệm này đo hoạt động điện của tim và có thể giúp bác sĩ xác định xem các bộ phận của tim có phì đại, làm việc quá sức hoặc tổn thương không. 
  • Kiểm tra căng thẳng: Thử nghiệm này được tiến hành trong khi bạn tập thể dục. Nếu một người không thể tập thể dục, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để tăng nhịp tim. Kiểm tra căng thẳng thường được sử dụng cùng với EKG để giúp bác sĩ nhìn thấy những thay đổi về nhịp tim, hoạt động điện cũng như huyết áp. 
  • Siêu âm: Một thiết bị siêu âm có thể đo huyết áp trên các điểm khác nhau của cánh tay hoặc chân, điều này sẽ giúp bác sĩ xác định xem máu có bị tắc nghẽn hoặc chảy nhanh qua động mạch không.

Những phương pháp nào giúp điều trị xơ cứng động mạch?

Điều trị xơ cứng động mạch bao gồm chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục và thuốc để kiểm soát hoặc có thể đảo ngược tình trạng của bạn. Nếu bác sĩ chẩn đoán các mạch máu mở rộng, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá nhân để các cục máu đông không hình thành.

Thuốc

Các loại thuốc để điều trị xơ cứng động mạch được quy định dựa trên vị trí các mạch máu mở rộng và các tình trạng sức khỏe cơ bản khác mà bạn có thể có.

  • Thuốc cholesterol có thể bảo vệ động mạch tim.
  • Aspirin có thể ngăn ngừa tiểu cầu hình thành cục máu đông.
  • Thuốc chẹn beta có thể làm giảm huyết áp, nhịp tim, giảm đau ngực, nguy cơ đau tim và nhịp tim không đều.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) có thể hạ huyết áp và giảm khả năng đau tim.
  • Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu có thể làm giảm huyết áp.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có khả năng làm tan cục máu đông.

Tuy nhiên, điều bắt buộc là bạn phải theo dõi huyết áp và uống thuốc hàng ngày theo quy định để giảm khả năng mắc biến chứng của bệnh

Xơ cứng động mạch có nguy hiểm không?

Nếu xơ cứng động mạch không được chẩn đoán và điều trị, nó có thể phát triển thành xơ vữa động mạch và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành: Các động mạch hẹp gần tim có thể dẫn đến đau ngực, đau tim hoặc suy tim.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Các động mạch hẹp ở cánh tay hoặc chân có thể gây ra các vấn đề về lưu thông máu, gây khó khăn cho cảm giác nóng và lạnh, thậm chí gây ra hoại thư có thể dẫn đến đoạn chi.
  • Bệnh động mạch cảnh: Các động mạch hẹp gần não có thể gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ.
  • Chứng phình động mạch: Nếu một chỗ phình trong thành động mạch vỡ, nó có thể gây rò rỉ chậm hoặc chảy máu bên trong, đe dọa tính mạng.
  • Bệnh thận mãn tính: Các động mạch hẹp gần thận có thể ngăn cản thận làm việc hiệu quả.

Phòng ngừa xơ cứng động mạch

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa xơ cứng động mạch?

Mặc dù một số yếu tố rủi ro như tuổi tác và di truyền không thể kiểm soát được, nhưng một số cách bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa xơ cứng động mạch:

  • Duy trì sức khỏe tim mạch: bạn cần có chế độ ăn dinh dưỡng tốt cho tim, ăn ít chất béo, nhiều rau xanh. Đồng thời, bạn cũng cần tập luyện thể thao và không hút thuốc lá.
  • Dùng thuốc theo quy định: Nếu bị huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường, bạn hãy chắc chắn dùng thuốc theo chỉ định.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 10/07/2019

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo