Vì vậy, loại thuốc đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi quan tâm “bị chuột rút uống thuốc gì”, đó là thuốc giảm đau thông thường. Chúng gồm paracetamol hoặc ibuprofen, sẽ giúp bạn thuyên giảm cơn đau đớn vì cơ bị co rút đột ngột.
Bên cạnh đó, một vài loại thuốc sau đây được đánh giá là có thể giúp cải thiện chứng chuột rút về đêm. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chúng bao gồm:
Trước đây, Quinine là lựa chọn đầu tay trong danh sách “bị chuột rút uống thuốc gì” vì hiệu quả tốt, nhưng do tác dụng phụ đáng kể làm loãng máu và giảm tiểu cầu mà hiện nay không còn được khuyến khích sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được khuyến khích dùng thêm vitamin B12 để giúp hỗ trợ cải thiện chứng chuột rút.
Cách khắc phục và phòng ngừa chuột rút thường xuyên
Hay bị chuột rút uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thực tế uống thuốc không có tác dụng “đánh bại” những cơn chuột rút bắp chân phiền toái này. Bạn cần phải có những biện pháp để khắc phục cũng như phòng ngừa chúng tái diễn thường xuyên.
Cách xử trí chuột rút ngay lập tức
Kéo căng cơ
Khi bị chuột rút ở bắp chân, để giảm đau, bạn cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân lên, ngược về phía sau để kéo căng các cơ cẳng chân. Lúc ban đầu có thể sẽ rất đau nhưng sau khi các cơ được giãn ra, tuần hoàn máu được lưu thông trở lại, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Massage, xoa bóp để tăng cường lưu thông máu.
Sau khi cơn chuột rút được giải quyết tạm thời, bạn cần xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân hay các bộ phận bị chuột rút bằng con lăn hoặc bằng tay. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu đến chân bị chuột rút.
Chườm đá hoặc chườm nóng
Nếu bị đau đớn dữ dội do chuột rút, bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau tạm thời, bạn cũng có thể chuẩn bị một túi đá lạnh được bọc trong khăn và chườm lên cơ bị rút. Phương pháp này cũng có thể thực hiện tương tự với chườm nóng, giúp làm dịu bớt cơn đau do chuột rút.
Bài tập ngăn ngừa chuột rút chân
Bài tập giúp căng cơ cũng là phương pháp rất hữu ích bên cạnh bị chuột rút uống thuốc gì, có thể giúp bạn ngăn ngừa phần nào tình trạng này.
Hãy đứng cách tường khoảng một mét, rướn người về phía trước, đưa hai cánh tay ra để chạm vào tường. Giữ thăng bằng bằng tay, bàn chân vẫn giữ nguyên tư thế chạm đất trong 5 giây. Hãy lặp đi lặp lại động tác này trong ít nhất 5 phút một hiệp, ngày 3 hiệp.
Hay bị chuột rút uống thuốc gì? Còn mẹo phòng tránh chuột rút nào khác?
Đừng quá quan tâm đến việc bị chuột rút uống thuốc gì hay cần bổ sung chất gì để cải thiện tình trạng này vì thuốc cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Bên cạnh bài tập, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tái phát chuột rút bằng việc hạn chế những yếu tố khiến bạn dễ gặp tình trạng này:
- Luôn đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày với khuyến cáo từ 1.5 – 2 lít/ngày và hạn chế nạp nhiều thức uống có cồn hay cafein.
- Điều chỉnh tư thế ngủ sao cho thoải mái, có thể nâng cao chân để dễ chịu hơn khi bị chuột rút “tấn công”. Bạn có thể thử tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi xe đạp trong vài phút ngay trước giờ đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn mỗi 30 phút hằng ngày. Lưu ý luôn nhớ căng cơ và khởi động các khớp trước và sau khi tập.
- Mang giày vừa vặn.
- Thực hiện động tác duỗi chân hay căng cơ trước khi ngủ.
Ngoại trừ thuốc giảm đau thông thường, bị chuột rút uống thuốc gì cũng cần được bác sĩ kê đơn và theo dõi. Vậy nên nếu chuột rút có xu hướng nặng hơn và ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ, hoặc tái phát thường xuyên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!