backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

HIV có lây qua nước bọt không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thùy Trang · Ngày cập nhật: 08/05/2023

HIV có lây qua nước bọt không?

Có thể bạn đã biết nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo và hậu môn là rất cao. Thế nhưng khi quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) thì thế nào? HIV có lây qua nước bọt không?

Quan hệ tình dục bằng miệng là khi một người sử dụng miệng và lưỡi của mình để gây kích thích lên dương vật, âm đạo hoặc hậu môn của bạn tình. Đây là một trong những cách quan hệ tình dục giúp gia tăng hứng thú và khoái cảm của các cặp đôi.

Virus gây lây nhiễm HIV được truyền từ người này sang người khác khi máu hoặc chất lỏng từ người bị bệnh thấm vào máu của người kia. Việc tiếp xúc chất lỏng và thẩm thấu vào máu này diễn ra nếu trên người của đối tác có vết thương hở, vết cắt hoặc thông qua các mô của âm đạo, trực tràng, bao quy đầu hoặc khi dương vật mở ra để phóng thích tinh trùng. Vậy HIV lây qua đường nước bọt không? Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây bệnh gì?

HIV có lây qua nước bọt không?

HIV có lây qua nước bọt không

Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây bệnh gì? Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không? Khi oral sex, chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như sùi mào gà, giang mai, bệnh lậu, herpes sinh dục. Về lý thuyết, chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm virus HIV khi quan hệ bằng miệng nếu bạn tình phóng thích tinh dịch vào trong miệng, số tinh dịch này có thể thẩm thấu qua thành khoang miệng và đi vào máu.

Tuy nhiên, quan hệ bằng miệng với người nhiễm HIV có nguy cơ thấp dẫn đến lây nhiễm HIV so với việc quan hệ bằng đường âm đạo hay hậu môn.

HIV có lây qua nước bọt không khi bạn là người chủ động: Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không? Oral sex với đối tác nam đã nhiễm HIV, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV thấp. Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy việc virus HIV lây truyền thông qua con đường khẩu giao là gần bằng không.

HIV có lây qua nước bọt không khi bạn là người nhận kích thích: Khi chàng dùng lưỡi kích thích âm đạo của bạn thì cũng đừng lo nước bọt có thể lây truyền virus HIV sang bạn. Nếu bạn thắc mắc HIV có lây qua nước bọt không, enzyme có trong nước bọt của chàng sẽ trung hòa nhiều loại virus khác nhau. Điều này có thể đúng ngay cả khi trong nước bọt có chứa máu. Do đó việc lây nhiễm khi là người nhận kích thích cũng sẽ thấp.

>>> Đọc thêm: TOP 12 tư thế quan hệ bằng miệng bạn thổi bùng lửa yêu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây HIV khi oral sex

HIV có lây qua nước bọt không

1. Vị trí quan hệ

HIV có lây qua nước bọt không? Tỷ lệ rủi ro của việc lây truyền phụ thuộc vào việc người mang virus HIV là người cho hay nhận trong quá trình quan hệ tình dục bằng miệng. Nếu người nhiễm HIV là đối tượng được nhận khẩu giao thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV cho đối tác cao hơn vì trong miệng của họ có thể có vết thương hở. Dù rằng nước bọt có chất enzyme giúp trung hòa các loại virus nhưng nếu miệng có vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp với virus thì việc bị lây nhiễm HIV là có thể.

2. Tải lượng virus trong cơ thể

Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV? Nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ cao hơn khi người bệnh có tải lượng virus trong cơ thể cao. Số lượng virus trong cơ thể càng cao thì khả năng lây truyền cho đối tác càng mạnh.

3. Sự phóng tinh

Bệnh HIV có lây qua đường nước bọt không? Trong quá trình oral sex thì quá trình xuất tinh có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình. Tuy nhiên, nếu chỉ là phóng tinh đơn thuần thì nguy cơ này không quá cao và đây không phải là con đường duy nhất để bị lây nhiễm HIV.

4. Vết cắt hoặc vết loét

Vết cắt hoặc vết loét trong âm đạo, hậu môn, khoang miệng hoặc lưỡi chính là những thủ phạm chính yếu nhất gây nên nguy cơ cao lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng. Đây có thể là những vết cắt hoặc tổn thương từ nhiễm trùng hoặc các tình trạng khác của cơ thể. Ví dụ như các bệnh nhiễm trùng có liên quan tới HIV như nấm candida có thể gây nên vết loét hoặc làm tổn hại đến tính toàn vẹn của các mô trong khoang miệng. Bất kỳ một vết rách nào trên cơ thể khi tiếp xúc với chất dịch từ người bệnh cũng dẫn đến nguy cơ cao truyền hoặc nhiễm virus.

5. Kinh nguyệt

Oral sex có bị HIV? Các tế bào mang virus HIV có thể bong tróc ra khỏi tử cung trong quá trình hành kinh. Nếu miệng vô tình tiếp xúc với máu hoặc chất dịch có chứa các tế bào này sẽ gây nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

6. Viêm niệu đạo

Tình trạng này gây kích thích và viêm ở niệu đạo. Nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV thường có nguy cơ cao sẽ gia tăng khả năng truyền virus cho người khác khi gặp tình trạng này.

>>> Đọc thêm: Cách quan hệ bằng miệng cho chàng: 8 bước âu yếm cực phê

Cách giảm nguy cơ lây HIV khi quan hệ bằng miệng

HIV có lây qua nước bọt không

Đối với người có đã nhiễm HIV

Người bị nhiễm HIV nên uống thuốc mỗi ngày theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tuân thủ đúng chỉ định sẽ giúp tải lượng virus trong máu của bạn được giảm thấp xuống mức tối đa, thậm chí ngay cả kiểm tra máu cũng không phát hiện được. Tình trạng này gọi là “Tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện”.

Đây là cách tốt nhất để bạn giữ gìn sức khỏe của mình. Khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì bạn sẽ không có khả năng lây nhiễm HIV sang cho bạn tình của mình thông qua quan hệ tình dục.

Người bị nhiễm virus HIV nên hạn chế việc phóng xuất tinh trùng vào trong miệng đối tác để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình. Chúng ta không bao giờ biết được liệu trong khoang miệng của mình đang có vết thương hở nào hay không. Khi bạn cảm thấy sắp tới ngưỡng phóng xuất tinh trùng thì nên báo cho bạn tình biết để họ rời miệng khỏi dương vật của bạn.

>>> Đọc thêm: Cách sử dụng bao cao su miệng để oral sex không ngại ngần

Đối với người chưa nhiễm HIV

Trước khi quan hệ với đối tác đã nhiễm HIV, bạn có thể sử dụng thuốc pre-exposure prophylaxis (PrEP). Loại thuốc dùng hàng ngày này nếu được sử dụng đúng cách, cùng với bao cao su, sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi việc lây nhiễm.

Sau khi quan hệ tình dục với đối tác nhiễm HIV hoặc không biết chính xác tình trạng bệnh của đối phương mà không sử dụng bao cao su hoặc bất kỳ các biện pháp bảo vệ nào thì bạn nên sử dụng thuốc post-exposure phophylaxis (PEP) trong vòng vài ngày sau quan hệ để giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm.

>>> Đọc thêm: Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào?

Trong quá trình quan hệ tình dục bằng miệng

HIV có lây qua nước bọt không

Sau khi tìm hiểu quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội hay không hoặc quan hệ bằng miệng dễ lây bệnh gì, có một số lưu ý sau đây bạn cần biết khi thực hiện oral sex:

    • Bạn nên cân nhắc việc sử dụng chất bôi trơn trong quá trình quan hệ để tránh việc ma sát nhiều gây nên các vết rách nhỏ. Bất kỳ một vết rách nào cũng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, hãy tránh xa các chất bôi trơn có gốc dầu như vaseline hoặc baby oil.
    • Bạn cũng có thể sử dụng bao cao su hoặc màn chắn miệng khi quan hệ khẩu giao để bảo vệ an toàn cho bản thân. Màn chắn miệng là những miếng hình vuông nhỏ, bằng cao su hoặc silicon, dùng để đặt vào trong âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi quan hệ tình dục. Khi di chuyển từ âm đạo, dương vật sang hậu môn hoặc ngược lại thì bạn nên thay đổi bao cao su để giữ vệ sinh và an toàn cho cả hai.
    • Nếu khoang miệng hoặc lưỡi của bạn đang có vết rách hoặc lở loét thì tuyệt đối không nên quan hệ tình dục bằng miệng. Nên nhớ là những vết rách, loét dù nhỏ nhất cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm của bạn.
    • Trong lúc quan hệ khẩu giao, nên tránh việc dùng răng gây nên những vết thương hở cho bạn tình. Những vết thương này có thể khiến bạn tiếp xúc trực tiếp với máu của bạn tình và nó dẫn tới khả năng lây nhiễm HIV cao cho bạn.
    • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình và làm các xét nghiệm máu để đảm bảo mình không bị nhiễm virus HIV cũng như các bệnh lây truyền qua con đường tình dục khác. Nếu phát hiện sớm bệnh tình, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho bạn tình của mình.
    • Nên hạn chế số lượng đối tác quan hệ tình dục. Càng quan hệ với nhiều người thì bạn càng không thể khống chế được nguy cơ lây nhiễm.

Qua các lý giải bên trên, có lẽ bạn đã biết HIV có lây qua nước bọt không. Các số liệu cho đến thời điểm này đều chỉ ra rằng việc quan hệ tình dục bằng miệng hầu như khó mang lại rủi ro lây nhiễm HIV cho đối tác. Tuy nhiên, quan hệ bằng miệng không an toàn vẫn có thể làm tăng nguy cơ lây các bệnh xã hội khác. Vì thế, hãy lưu ý cách quan hệ bằng miệng an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và bạn đời của mình.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thùy Trang · Ngày cập nhật: 08/05/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo