backup og meta

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và đảm bảo nhanh khỏi

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và đảm bảo nhanh khỏi

Cách điều trị bệnh lậu là cách nào? Thời gian điều trị là bao lâu? Bệnh lậu sau khi điều trị có tái phát không? Đây là những thắc mắc chung mà nhiều người cần được giải đáp trong quá trình tìm kiếm thông tin về bệnh lậu.

Bệnh lậu (Gonorrhea) là bệnh do vi khuẩn Neisseria Gonorrhea gây ra; hay còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường nhiễm vào biểu mô của niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng (hậu môn), hầu họng hoặc kết mạc, gây ra các tình trạng như kích ứng, đau nhức và xuất huyết.

Trong bài viết này, HelloBacsi sẽ cho bạn biết về những cách điều trị bệnh lậu hiện nay, được hầu hết các bác sĩ đã và đang áp dụng vào điều trị là gì.

Cách điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Thông thường, cách chữa bệnh lậu phổ biến nhất chính là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong hầu hết các trường hợp sau khi được tiêm kháng sinh thì gần như các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Trừ trường hợp, nếu vi khuẩn thuộc chrng kháng thuốc, bệnh nhân có thể được kê đơn với 2 loại thuốc kháng sinh cùng lúc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, hai loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu là ceftriaxoneazithromycin. Đây là 2 loại thuốc được sử dụng cho những người mắc bệnh lậu lần đầu tiên.

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và đơn giản nhất chính là sử dụng thuốc kháng sinh
Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và đơn giản nhất chính là sử dụng thuốc kháng sinh

Cách điều trị bệnh lậu ở người lớn bằng thuốc kháng sinh

Bệnh lậu xuất hiện ở cổ tử cung, trực tràng, niệu đạo, họng và mắt thường được điều trị bằng một liều duy nhất ceftriaxone và azithromycin. Ceftriaxone sẽ sử dụng qua đường tiêm bắp và azithromycin được dùng bằng đường uống.

Các kháng sinh khác dùng để thay thế 2 thuốc này chỉ được sử dụng khi ceftriaxone và azithromycin không có sẵn hoặc bệnh nhân bị dị ứng với 2 loại kháng sinh này.

Phác đồ điều trị bệnh lậu theo Bộ y tế

Lậu ở cổ tử cung, trực tràng, niệu đạo hoặc cổ họng:

  • Cách điều trị thông thường: Sử dụng một liều duy nhất 1g azithromycin đường uống cộng với tiêm bắp 250mg ceftriaxone.
  • Nếu ceftriaxone không có sẵn: Sử dụng một liều duy nhất 400mg cefixime và 1g azithromycin đường uống.
  • Đối với bệnh nhân dị ứng với ceftriaxone: Uống 320mg gemifloxacin cộng với 2g azithromycin trong 2 ngày liên tiếp. Hoặc tiêm bắp 240mg gentamicin cộng với uống 2g azithromycin trong 2 ngày liên tiếp.
  • Đối với bệnh nhân dị ứng với azithromycin: Tiêm bắp một liều duy nhất 250mg ceftriaxone cộng với uống 200mg doxycycline trong 7 ngày liên tiếp.

Lậu ở mắt dẫn đến viêm kết mạc:

  • Tiêm bắp một liều duy nhất 1g ceftriaxone và 1g azithromycin đường uống.

Cách điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh khi có biến chứng

Biến chứng viêm khớp và da (DGI)

Nếu bệnh nhân không được điều trị bệnh lậu sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng nhiễm khuẩn lậu cần lan tỏa (DGI). Biến chứng này thường được gọi là hội chứng viêm khớp và da. Trường hợp nặng hơn, bệnh còn dẫn đến viêm màng não và viêm nội tâm mạc.

Nếu được chẩn đoán mắc DGI bạn sẽ cần phải nhập viện để điều trị. Thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ lây lan của vi khuẩn lậu.

Cách điều trị bệnh lâu do biến chứng của hội chứng viêm khớp và da:

  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g ceftriaxone mỗi 24 giờ.
  • Một liều duy nhất 1g azithromycin đường uống.
  • Nếu người bệnh bị dị ứng với ceftriaxone, cách điều trị thay thế là tiêm tĩnh mạch 1g cefotaxime và 1g ceftizoxime mỗi 8 giờ.

Điều trị giai đoạn đầu sẽ tiếp tục cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện trong ít nhất 24-48 giờ. Trong giai đoạn hai, nếu tình trạng đã được cải thiện, người mắc bệnh lậu sẽ được chuyển sang dùng kháng sinh đường uống. Tổng thời gian điều trị nên kéo dài ít nhất 1 tuần.

Biến chứng viêm màng não và viêm nội tâm mạc

Đối với những người bị viêm màng não do lậu cầu và viêm nội tâm mạc do lậu cầu, cách điều trị ban đầu là:

  • Tiêm tĩnh mạch 1-2g ceftriaxone mỗi 12-24 giờ.
  • Sử dụng 1 liều duy nhất 1g azithromycin bằng đường uống.
  • Tổng thời gian điều trị viêm màng não nên kéo dài ít nhất 10 ngày, trong khi tổng thời gian điều trị viêm nội tâm mạc nên kéo dài ít nhất 4 tuần.

Trong quá trình điều trị bệnh lậu, bạn tình của bạn cũng sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm bệnh lậu để đảm bảo là người đó không bị nhiễm bệnh.

Cách điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

cách điều trị bệnh lậu cho trẻ sơ sinh
Cách điều trị bệnh lậu cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Nếu bạn được chẩn đoán bệnh lậu ngay thời điểm đang mang thai, bạn cần phải nhập viện để được điều trị càng sớm càng tốt; nhằm tránh lây nhiễm cho thai nhi. Cách trị bệnh lậu ở phụ nữ mang thai cũng giống như cách trị bệnh lậu cho phụ nữ không mang thai.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm cho thai nhi là điều trị bệnh lậu cho người mẹ. Trường hợp trẻ sơ sinh cũng được chẩn đoán là đã nhiễm bệnh lậu; phác đồ điều trị sẽ được chỉ định dựa trên cân nặng và các biến chứng cụ thể của bệnh.

Khi không trẻ có triệu chứng:

  • Tiêm bắp một liều duy nhất 25-50mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ.

Khi trẻ bị viêm kết mạc do nhiễm cầu khuẩn:

  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 25-50mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ.

Trẻ bị DGI và không có viêm màng não:

  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25-50mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ trong 7 ngày.
  • Hoặc tiêm bắp 25mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ và cứ cách 12 giờ tiêm một lần trong 7 ngày

Trẻ bị DGI kèm với viêm màng não:

  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ trong 10 đến 14 ngày.
  • Hoặc tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 25mg ceftriaxone cho mỗi kilogram cân nặng của trẻ và cách 12 giờ tiêm một lần trong khoảng thời gian từ 10-14 ngày.

Tác dụng phụ khi điều trị bệnh lậu bằng kháng sinh

Tác dụng phụ là một trong những mối quan tâm lớn của người bệnh khi điều trị lậu bằng thuốc kháng sinh. Các tác dụng có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại kháng sinh được sử dụng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Tác dụng phụ của Ceftriaxone: Đau dạ dày, phát ban, phản ứng dị ứng, tổn thương thận.
  • Tác dụng phụ của Azithromycin: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

tác dụng phụ khi điều trị bệnh lậu là đau dạ dày

5 Cách chữa trị bệnh lậu tại nhà theo dân gian

1. Cách chữa bệnh lậu tại nhà bằng rễ cỏ tranh

Rễ cây cỏ tranh là một loại thảo mộc có tính hàn, vị ngọt; thường được sử dụng với công dụng giải nhiệt và lợi tiểu. Nhờ sở hữu rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lậu rất hiệu quả.

Cách điều trị bệnh lại tại nhà bằng Rễ cỏ tranh

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Cây cỏ tranh đem về bỏ hết lá, rửa sạch, chặt thân thành nhiều đốt ngắn rồi đem đi phơi khô và sắc lấy nước để uống hàng ngày.
  • Cách 2: Sử dụng rễ cây cỏ tranh kết hợp với một số loại thảo dược khác như kim ngân hoa, cam thảo, kinh anh tử, kinh giới, đun trong nước sạch để sắc lấy nước uống, thay thế nước uống hàng ngày.
  • Thời gian duy trì: Bạn cần duy trì uống rễ có tranh từ 1 tháng để thấy hiệu quả.

2. Cách chữa bệnh lậu tại nhà bằng tinh dầu cây trà

Tinh dầu cây trà là một loại dung dịch được chiết xuất từ lá cây chè, có mùi hắc và tính cay nóng. Một số thành phần trong tinh dầu trà có tác dụng trị viêm nhiễm rất hiệu quả và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh lậu phát triển.

Cách chữa bệnh lậu tại nhà bằng tinh dầu cây trà

Cách thực hiện:

  • Bạn pha tinh dầu trà với dầu dừa, rồi thoa hỗn hợp này lên các vùng da bị tổn thương do bệnh lậu gây ra. Bạn dùng băng gạc để che chắn vết thương.
  • Bạn duy trì thực hiện bôi thuốc hàng ngày cho đến khi thấy triệu chứng đã giảm.

3. Cách điều trị bệnh lậu tại nhà giấm táo

Giấm táo chứa nhiều các chất như axit axetic, axit gallic, catechin, epicatechin,..Nhờ vào những chất này mà giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và diệt khuẩn vô cùng tốt. Thành thử, trong quá trình điều trị bệnh lậu, bạn có thể sử dụng giấm táo để thoa lên vết thương nhằm phòng ngừa tình trạng bệnh lậu lây lan.

Cách điều trị bệnh lậu theo dân gian bằng Giấm táo

Cách thực hiện:

  • Bạn vệ sinh vùng da bị nhiễm trùng do bệnh lậu gây ra, sau đó nhúng băng gạc vào dung dịch giấm táo cùng với tinh dầu dừa để đắp lên vùng da đó.
  • Bạn duy trì thực hiện hàng ngày trong khoảng 1 tháng để nhận thấy hiệu quả.

4. Cách chữa bệnh lậu tại nhà bằng tỏi

Tỏi là một gia vị đồng thời là một trong những thực phẩm được chọn làm thuốc để điều trị nhiều căn bệnh trong đời sống. Nhờ vào tính kháng viêm mạnh của allicin có trong tỏi. Nên tỏi được xem là một phương thuốc để kháng khuẩn và tránh nhiễm trùng.

Cách điều trị bệnh lậu theo dân gian bằng Tỏi
Cách điều trị bệnh lậu theo dân gian bằng Tỏi

Cách thực hiện:

  • Bạn xay hoặc giã nhuyễn tỏi để lấy nước, sau đó lấy nước này đắp lên vùng da bị nhiễm khuẩn do bệnh lậu gây ra. Bạn dùng băng gạc băng lại để qua đêm, đến sáng hôm sau rửa lại với nước sạch.
  • Lưu ý: Vì tỏi có tính nóng và cay, nên nếu bạn cảm thấy khó chịu ở vùng da thì phải loại bỏ phương pháp này ngay.

5. Cách chữa bệnh lậu đơn giản nhất bằng lá cây hải cầu vàng

Cây hải cầu vàng như một cách điều trị bệnh lậu an toàn và hiệu quả tại nhà. Trong cây hải cần vàng có chứa nhiều chất có thể thay thế thuốc kháng sinh; nên nhiều người tin rằng, để điều trị bệnh lậu họ cũng có thể sử dụng loại cây này.

Cách điều trị bệnh lậu theo dân gian bằng lá cây hải cầu vàng
Cách điều trị bệnh lậu theo dân gian bằng lá cây hải cầu vàng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá cây hải cầu vàng và đun sôi với 100ml nước sạch. Để nguội và uống.
  • Bạn có thể dùng để uống hàng ngày thay thế cho nước uống thông thường. Bạn nên duy trì ít nhất 1 tháng để thấy sự hiệu quả từ lá cây hải cầu vàng.

Kết luận

Nhìn chung, những trường hợp mắc bệnh lậu trong giai đoạn đầu thì cách chữa trị bệnh lậu hiệu quả và đơn giản nahast chính là dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ.

Nội dung trên là tất cả những gi bạn cần biết về cách điều trị bệnh lậu ở người lớn, phụ nữ mang thai và cả trẻ sơ sinh. Cuối cùng, điều bạn cần nhớ là; trong quá trình điều trị bạn tuyệt đối không quan hệ tình dục với bất kỳ ai để tránh lây nhiễm.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gonorrhea – CDC Detailed Fact Sheet
https://www.cdc.gov/std/gonorrhea/stdfact-gonorrhea-detailed.htm
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhea
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/symptoms-causes/syc-20351774
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhoea
https://www.nhs.uk/conditions/gonorrhoea/
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhea – CDC Basic Fact Sheet
https://www.cdc.gov/std/gonorrhea/stdfact-gonorrhea.htm
Ngày truy cập: 20.07.2023

Gonorrhea
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4217-gonorrhea
Ngày truy cập: 20.07.2023

What to know about gonorrhea
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/diagnosis-treatment/drc-20351780
Ngày truy cập: 20.07.2023

Phiên bản hiện tại

21/07/2023

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Bệnh lậu có chữa được không? Những điều phải biết khi điều trị bệnh

AIDS là gì? HIV là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 21/07/2023

Bài viết này có hữu ích với bạn?