Ăn chuối mỗi ngày mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy bạn cần ăn bao nhiêu là đủ? Cần chú ý những gì khi muốn bổ sung chuối vào khẩu phần ăn hằng ngày?
Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia và xếp thứ 4 trong số các loại cây ăn quả được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Người Mỹ tiêu thụ chuối nhiều hơn cả táo và cam cộng lại. Không quá ngạc nhiên khi chuối được tiêu thụ nhiều như vậy, bởi vì nó không chỉ là loại quả vừa “ngon, bổ” mà còn “rẻ” nữa. Sau đây là những lợi ích tuyệt vời mà chuối mang lại cho sức khỏe của chúng ta.
Tốt cho huyết áp
Chuối giúp duy trì lượng natri thấp trong cơ thể, cần thiết để giảm huyết áp. Ngoài ra, lượng kali dồi dào có trong loại quả này có tác dụng tốt đối với các chức năng thần kinh và cơ.
Lợi ích của việc ăn chuối mỗi ngày: giảm nguy cơ hen suyễn
Một nghiên cứu phát hiện rằng trẻ em ăn một quả chuối mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ít hơn 34% so với trẻ không ăn.
Giảm nguy cơ ung thư
Tiêu thụ chuối trong hai năm đầu đời có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em. Ngoài ra, chuối còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vì vậy, nó có thể giúp cơ thể bạn chống lại sự hình thành của các tế bào gốc tự do gây ra ung thư. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều chất xơ từ trái cây và rau quả như chuối có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Ăn chuối mỗi ngày tốt cho sức khỏe tim mạch
Các chất xơ, kali và vitamin C, B6 trong chuối đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ 4.069 mg kali mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu thấp hơn so với những người tiêu thụ ít kali hơn (khoảng 1.000 mg mỗi ngày). Tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa kali cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ, bảo vệ mật độ xương và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tiểu đường loại 1 ăn nhiều chất xơ sẽ có nồng độ glucose trong máu thấp và bệnh nhân tiểu đường loại 2 sẽ có thể cải thiện lượng đường trong máu, cũng như hàm lượng lipid và insulin. Trung bình một quả chuối cung cấp khoảng 3g chất xơ. Vì vậy, ăn chuối thường xuyên rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ nên ăn 21−25g chuối/ngày và nam giới nên ăn 30−38g chuối/ngày.
Tốt cho tiêu hóa
Chuối là một phần trong chế độ ăn BRAT – chế độ ăn giúp chống tiêu chảy (bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Khi bị tiêu chảy, các chất điện giải như kali thường bị đào thải ra khỏi cơ thể khiến bạn cảm thấy yếu hơn. Vì vậy, tiêu thụ chuối có thể giúp bạn bổ sung nhanh chóng các chất dinh dưỡng bị mất đi này.
Tốt cho trí nhớ và cải thiện tâm trạng
Chuối chứa tryptophan − một axit amin thiết yếu được hình thành từ protein trong quá trình hoạt động của các enzyme thủy phân protein. Theo các nhà nghiên cứu, chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trí nhớ tốt và cải thiện tâm trạng của bạn.
Chế độ ăn uống kết hợp với chuối
Chuối tươi luôn có sẵn quanh năm. Không giống với các loại trái cây khác, quá trình chín của chuối không bị chậm lại sau khi chúng được hái. Chuối thường được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Ở nhiệt độ ấm hơn, chuối sẽ nhanh chín hơn. Vì vậy mà để chuối chậm chín hơn, bạn nên bảo quản chúng ở nơi mát mẻ, nhiệt độ thấp. Tuy vỏ ngoài của chuối dễ bị đổi màu đen nhưng bên trong vẫn có thể nguyên vẹn trong một thời gian dài.
Những người ăn kiêng nên ăn một quả chuối vào buổi sáng, trưa, tối kết hợp uống nước. Ngoài ra, bạn có thể thêm một quả chuối được thái lát vào ngũ cốc hoặc bột yến mạch để có một bữa sáng bổ dưỡng hơn. Giống như sốt táo, chuối nghiền chín có thể được sử dụng với các thực phẩm nướng như bánh mì để thay thế cho dầu hoặc bơ.
Chuối là một loại trái cây “ngon, bổ, rẻ”. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung chuối vào thực đơn hằng ngày để đạt được những lợi ích sức khỏe bất ngờ?
[embed-health-tool-bmr]