3. Các khoáng chất thiết yếu

Với người bệnh tiểu đường, các khoáng chất thiết yếu không những giúp cân bằng nồng độ glucose trong máu, chống lại tình trạng kháng insulin, mà còn mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định. Một vài loại có thể kể đến như: (11), (12)
- Natri, kali: cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp, tốt cho hệ thần kinh trung ương
- Clo: phối hợp với natri trong việc cân bằng nội môi
- Canxi: đảm bảo sức khỏe xương khớp, tham gia vào chức năng của hệ tim mạch
- Phốt pho: duy trì sự chắc khỏe của xương và răng, cân bằng axit trong cơ thể
- Magie: ổn định đường huyết, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch
- Sắt: cần cho việc tạo máu, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, Thiếu sắt cũng làm tăng nồng độ HbA1c, làm rối loạn quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể
- Kẽm: thúc đẩy tổng hợp tế bào miễn dịch mới, giảm phản ứng viêm mức độ nhẹ cho người bệnh tiểu đường
- Mangan: liên quan đến quá trình sản xuất insulin, thúc đẩy trao đổi chất
- Đồng: tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, tham gia chuyển hóa sắt và chất béo
- I ốt: cấu tạo hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về thể chất lẫn tinh thần
- Selen: tham gia cấu thành men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch
- Crôm: tăng cường hiệu quả sử dụng insulin, ổn định đường huyết
- Molypden: Hoạt hóa một số enzyme quan trọng của cơ thể
Khoáng chất hiện diện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và dồi dào trong các loại hạt, nội tạng động vật, rau họ cải, sữa và chế phẩm từ sữa…
4. Đường, đạm, béo, chất xơ: cần thiết để đảm bảo nồng độ glucose trong máu ổn định
Trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, những thực phẩm đường, bột hoặc chất béo thường bị “gán mác” xấu. Do đó, không ít người đã loại hẳn 2 nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn. Điều này hết sức sai lầm, bởi một trong những nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo là phải đảm bảo đủ 4 yếu tố đường – đạm – béo – chất xơ trong bữa ăn. Theo đó:
- Chất bột, đường là nguồn cung cấp năng lượng chính, người bệnh cần hạn chế lượng dùng và chỉ nên lựa chọn tiêu thụ các loại thực phẩm chứa carbohydrate an toàn như: ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, khoai lang, đậu, các loại hạt, rau xanh… (13)
- Chất đạm (Protein) vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp cơ thể phát triển mô mới, xây dựng cơ bắp, phục hồi thương tổn. Nguồn đạm tốt bao gồm: thịt trắng (cá, gà bỏ da, hải sản) và đạm thực vật (14).
- Chất béo ít ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu nên chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo được cho là giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Người bệnh nên tăng cường ăn dầu thực vật (chứa nhiều axit béo không no có lợi), hạn chế dùng mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp (15).
- Chất xơ đặc biệt là chất xơ hòa tan có vai trò làm chậm hấp thu glucose ổn định đường huyết, giảm hấp thụ cholesterol xấu, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế, người bệnh nên ăn đa dạng các loại rau, củ, quả thông qua những cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, ăn sống… (16)
5. Một số dưỡng chất quan trọng khác
Để duy trì đường huyết ổn định, người bệnh cần quan tâm đến 2 loại axit amin bao gồm: taurine, carnitine. Trong đó:
- Taurine là một trong những axit amin thiết yếu mà cơ thể tự sản xuất được. Ở những đối tượng mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, việc bổ sung taurine đem lại một số lợi ích nhất định như cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, khôi phục độ cân bằng insulin (17).
- Carnitine: Cơ thể cần loại axit amin này cho việc chuyển hóa chất béo, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các hoạt động sống. Hơn nữa, carnitine còn được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng bệnh đái tháo đường type 2 cùng những yếu tố nguy cơ liên quan. Khi vào cơ thể, dưỡng chất này kết hợp với các thành phần có gốc “acyl” nhờ vậy mà ngăn được tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường (11)
Dưỡng chất cuối cùng mà Hello Bacsi muốn đề cập là inositol. Đây là một loại đường tham gia vào cấu trúc màng tế bào, có ảnh hưởng đến hoạt động của insulin – hormone giúp ổn định đường huyết. Theo các chuyên gia, inositol còn đóng vai trò giúp đảo ngược những tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. (11)
Bật mí cách bổ sung dưỡng chất tối ưu nhằm ổn định nồng độ glucose trong máu cho người bệnh

Như đã đề cập, mỗi chất dinh dưỡng đều hiện hữu trong từng loại thực phẩm nhất định. Vì vậy, cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể là tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn uống tùy tiện mà phải chú ý cân đối lượng thực phẩm tiêu thụ, tổng số calo, lượng carbohydrate trong ngày nhằm tránh tình trạng nồng độ glucose máu tăng cao đột ngột, tạo điều kiện cho các biến chứng nguy hiểm phát triển. (18)
Trong trường hợp người bệnh mệt mỏi, hoặc quá bận rộn không thể dùng bữa, bạn có thể nạp dưỡng chất bằng cách dùng sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường. Đây là sản phẩm được thiết kế nhằm thay thế bữa ăn chính.
Theo đó, 1 cốc sữa sẽ cung cấp đầy đủ 35 thành phần dinh dưỡng thiết yếu nên bạn không phải ăn thêm sau khi đã uống sữa. Khi chọn sữa, hãy ưu tiên loại có hệ đường bột phóng thích chậm nhằm ổn định đường huyết lâu dài, đồng thời chú ý đến tiêu chí sữa giúp cải thiện hiệu quả sử dụng insulin.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp người bệnh đái tháo đường có thêm kiến thức trong việc chăm sóc bản thân để vui sống khỏe mạnh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!