backup og meta

Nam giới có nên uống sữa đậu nành?

Nam giới có nên uống sữa đậu nành?

Nam giới thường hay lo ngại về việc uống sữa đậu nành có thể làm giảm “sức mạnh của đàn ông’. Liệu điều này có đúng hay không?

Sữa đậu nành có rất nhiều hương vị khác nhau và tất cả chúng đều có thể mang đến vô số lợi ích sức khỏe của bạn như ngăn ngừa các bệnh về tim và ung thư hay làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều sữa đậu nành có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn, đặc biệt đối với nam giới.

Hãy cùng tìm hiểu xem những tác dụng không tốt của sữa đậu nành là gì nhé.

Nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể bị tác động

Sữa đậu nành có chứa chất phytochemicals (một loại hóa chất thực vật) gọi là isoflavones (hợp chất giống estrogen yếu). Phytochemicals là các hợp chất thực vật được biết đến với khả năng chống lại bệnh tật. Các isoflavone có trong sữa đậu nành làm tăng mức estrogen, hormone này rất có lợi cho những phụ nữ sau mãn kinh. Ở mặt tiêu cực, chúng cũng có thể thúc đẩy các hormone nhạy cảm gây ung thư ở một số người nhất định. Đối với nam giới, đậu nành làm giảm mức testosterone trong cơ thể và dẫn đến suy giảm khả năng quan hệ tình dục.

Viêm xoang và các vấn đề về tiêu hóa

Theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, đậu nành có thể chặn các enzyme mà cơ thể cần cho việc tiêu hóa. Mặc dù đậu nành có chứa protein nhưng chính nó cũng mang một số chất có khả năng ức chế sự tiêu hóa của  protein. Điều này có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu hay táo bón. Sau khi cơ thể tiêu hóa xong, đậu nành sẽ để lại một lớp chất nhầy trong ống tiêu hóa làm chậm hệ thống tiêu hóa cũng như hệ thống hô hấp, đồng thời tạo ra các lớp chất nhầy dư thừa trong cơ thể. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như viêm xoang, hen suyễn, cảm lạnh và hội chứng ruột kích thích.

Quá trình hấp thu chất khoáng bị ảnh hưởng

Axit phytic trong đậu nành có thể ngăn cản sự hấp thu các khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi, magiê, sắt và kẽm. Một nghiên cứu công bố vào năm 1992 cho thấy rằng khi mức axit phytic này tăng lên thì sự hấp thu chất sắt ở người giảm xuống. Theo công bố từ các viện nghiên cứu quốc tế, protein từ đậu nành cũng gây ức chế cho sự hấp thụ chất sắt. Nếu không có chất sắt thích hợp thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, thở gấp, tim đập nhanh và cuối cùng là thiếu máu.

Gặp vấn đề về chức năng của tuyến giáp

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì các isoflavone trong sữa đậu nành làm suy giảm hàm lượng i-ốt trong cơ thể. Nếu không có đủ lượng i-ốt cần thiết thì  tuyến giáp có thể không hoạt động bình thường và gây ra bệnh cường giáp trạng. Hầu hết chúng ta đều có đủ lượng i-ốt cần thiết từ những loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, tuy nhiên, bạn nên tiến hành kiểm tra tuyến giáp nếu như bản thân có thói quen uống nhiều sữa đậu nành. Trong trường hợp bạn bị thiểu năng tuyến giáp, hãy nói chuyện với bác sĩ để có được sự điều chỉnh thuốc phù hợp.

Đậu nành thực sự là một món ăn và một loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, tuy nhiên bạn cần chú ý về mức độ sử dụng các sản phẩm từ đậu nành để có thể giữ cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt với cánh đàn ông.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Long-Term Side Effects of Soy Milk http://www.livestrong.com/article/516107-long-term-side-effects-of-soy-milk/ Ngày truy cập: 16/03/2017

Is This the Most Dangerous Food For Men? http://www.menshealth.com/nutrition/soys-negative-effects Ngày truy cập: 16/03/2017

Phiên bản hiện tại

04/08/2020

Tác giả: Việt Cường

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Cách làm giả cầy kiểu mới: Dinh dưỡng vẹn toàn cho người bệnh mạn tính

Cường giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Cường · Ngày cập nhật: 04/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo