backup og meta

5 chất phụ gia có hại cho đường ruột

5 chất phụ gia có hại cho đường ruột

Khi ăn bánh mỳ hay các loại thực phẩm đóng hộp, bạn đã nạp vào người một lượng chất phụ gia nhất định. Một số chất phụ gia giúp bạn bảo quản thực phẩm lâu hơn nhưng cũng có chất gây ảnh hưởng xấu cho đường ruột.

Các chất phụ gia thực phẩm là những chất được thêm vào trong quá trình chế biến thức ăn để làm món ăn ngon miệng, đẹp mắt và lâu hư hơn. Tuy nhiên, chất phụ gia lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và đường ruột nói riêng. Vậy, bạn hãy cùng Hello Bacsi điểm danh những chất phụ gia cần tránh nhé.

1. Chất phụ gia polysorbate 80

Polysorbate 80 là một chất nhũ hóa giúp các loại chất lỏng khác nhau hòa lại và tạo thành một hợp dạng kem đồng nhất. Bạn có thể tìm thấy chất này trong các thực phẩm đóng gói có chứa cả chất lỏng và chất béo như kem đặc, nước cốt dừa, nước sốt đóng chai, nước sốt salad…

Một nghiên cứu năm 2017 cho biết polysorbate 80 có thể làm giảm lợi khuẩn trong ruột. Ngoài ra, hại khuẩn trong ruột cũng ăn polysorbate 80 và phát triển. Điều này khiến tình trạng viêm ruột nặng thêm và làm tăng nguy cơ tăng cân.

Tác hại của chất phụ gia polysorbate 80 lên vi khuẩn đường ruột thường không thể hiện rõ nếu bạn không bị mất cân bằng đường ruột nghiêm trọng. Tuy nhiên, tác hại này sẽ lớn dần theo thời gian. Vậy nên, bạn nên tránh polysorbate 80 để bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé.

Bạn cũng sẽ tìm thấy polysorbate 80 trong rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm nhưng những mỹ phẩm này sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa.

2. Chất phụ gia carboxymethyl cellulose

chất phụ gia

Carboxymethyl cellulose (hay còn gọi là cellulose gum hoặc CMC) là một chất nhũ hóa phổ biến khác có thể ảnh hưởng tới ruột. Chất này đôi khi được dùng để làm đặc thực phẩm và thường có mặt trong nước ép trái cây đóng hộp, sữa, kem, sữa công thức cho trẻ phô mai kem, phô mai, nước sốt cũng như các thực phẩm có chất gelatin.

Không giống như tác hại tích tụ dần theo thời gian của polysorbate 80, carboxymethyl cellulose sẽ gây viêm ruột ngay lập tức. Vi khuẩn đường ruột khi tiếp xúc với carboxymethylcellusose sẽ sản xuất quá mức flagellin, một loại protein gây kích thích đường ruột.

3. Chất phụ gia sucralose

Sucralose (splenda) là một chất làm ngọt nhân tạo từng được cho là có thể gây ung thư. Hiện nay, chất phụ gia này đã được chứng minh là không gây ung thư nếu bạn không tiêu thụ quá nhiều chất này. Tuy nhiên, sucralose cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.

Những con chuột ăn một lượng sucralose bình thường bị giảm gần 50% lợi khuẩn và tăng men gan. Điều này có thể cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc.

Sucralose thường có mặt trong soda dành cho người ăn kiêng, các sản phẩm không đường, bột protein và đồ uống cho người tập thể thao. Bạn có thể tránh sucralose bằng cách tìm mua các thực phẩm được tạo ngọt bằng stevia, xylitol hoặc một số chất làm ngọt lành mạnh khác để thay thế.

4. Chất phụ gia aspartame

chất phụ gia

Aspartame (NutraSweet) là một chất làm ngọt nhân tạo phổ biến khác có thể ảnh hưởng tới ruột. Chất này khiến các vi khuẩn trong ruột xử lý đường kém hơn.

Bạn có thể tránh aspartame bằng cách hạn chế dùng soda dành cho người ăn kiêng và các sản phẩm ăn kiêng khác. Nếu muốn dùng, bạn hãy chọn nhưng sản phẩm dành cho người ăn kiêng có chất tạo ngọt lành mạnh hơn.

5. Chất phụ gia BPA, BPS và BPF

Mặc dù Bisphenol-A (BPA) không thật sự là chất phụ gia thực phẩm nhưng là một thành phần phổ biến có trong bao bì thực phẩm. Chất có rất nhiều trong các loại bao bì nhựa cũng như trong các hộp kim loại đựng thực phẩm và có thể đi vào thực phẩm rồi gây hại cho ruột.

Ở chuột, BPA làm tăng hại khuẩn trong ruột cũng như làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) và ung thư đại trực tràng. BPA cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố ở người.

Đôi khi nhà sản xuất thay BPA bằng các chất tương tự như Bisphenol-S (BPS) và Bisphenol-F (BPF). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới cho thấy BPS và BPF cũng có thể ảnh hưởng tới hormone và các enzyme trong ruột như BPA.

Bất cứ sản phẩm nào có bao bì bằng nhựa hoặc nhôm đều có thể chứa BPA, BPS và BPF. Bạn nên tránh các thực phẩm được đóng gói trong bao bì nhựa hoặc nhôm và ưu tiên các thực phẩm đóng gói trong thủy tinh để tránh bisphenol hoàn toàn.

Chất phụ gia là cần thiết để giữ các thực phẩm đóng gói lâu hư và ngon miệng hơn. Dù vậy, bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm này vì chất phụ gia có thể gây nhiều tác hại cho đường ruột đấy!

Như Vũ HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Food Additives a Toxic Mix for Kids
https://www.webmd.com/children/news/20180723/food-additives-a-toxic-mix-for-kids#1
Ngày truy cập: 20.03.2019

The Truth About 7 Common Food Additives
https://www.webmd.com/diet/features/the-truth-about-seven-common-food-additives#1
Ngày truy cập: 20.03.2019

5 Food Additives That Wreck the Gut
https://blog.bulletproof.com/food-additives-harm-gut/
Ngày truy cập: 20.03.2019

Phiên bản hiện tại

01/07/2019

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm bánh mì tốt cho sức khỏe người bệnh mạn tính

Cách làm trứng ngâm tương đơn giản thành công ngay lần đầu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 01/07/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo