3. Kiểm soát tiểu đường
Bệnh tiểu đường loại 2 là vấn đề y tế đáng lo toàn cầu. Việc áp dụng chế độ ăn kiêng lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn chủ yếu là thực vật như flexitarian có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát căn bệnh này. Điều này rất có thể là do chế độ ăn uống nhiều thực vật giàu chất xơ, ít chất béo không lành mạnh và ít đường. Hơn nữa, chế độ ăn kiêng flexitarian có thể hỗ trợ giảm cân và từ đó giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Một nghiên cứu trên hơn 60.000 người cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 ở những người theo chế độ ăn bán chay hay chế độ ăn flexitarian thấp hơn 1,5%. Những nghiên cứu khác cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có áp dụng chế độ ăn chay có lượng hemoglobin A1c thấp hơn 0,39% so với những bệnh nhân khác.
4. Ngăn ngừa ung thư
Những thực phẩm như trái cây, rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đều chứa các dưỡng chất và chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chay nhiều thực phẩm kể trên có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Một nghiên cứu kéo dài 7 năm về các trường hợp ung thư đại trực tràng ở 78.000 người cho thấy những người theo chế độ ăn bán chay có khả năng mắc loại ung thư này thấp hơn 8% so với những người khác. Điều này cho thấy việc kết hợp nhiều thực phẩm từ thực vật trong chế độ ăn flexitarian có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
5. Tốt cho môi trường
Chế độ ăn flexitarian không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ môi trường. Việc giảm tiêu thụ thịt có thể góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Một đánh giá khoa học cho thấy việc chuyển từ chế độ ăn bình thường sang chế độ ăn flexitarian có thể giảm 7% lượng khí thải nhà kính. Hơn nữa, việc trồng các loại thực vật cũng đòi hỏi ít tài nguyên hơn nhiều so với nuôi động vật.
Cách ăn theo chế độ flexitarian

Nếu muốn áp dụng chế độ ăn kiêng flexitarian, bạn có thể tham khảo cách chọn thực phẩm sau đây:
Thực phẩm nên ăn
Chế độ ăn flexitarian chú trọng protein thực vật và các thực phẩm ít qua chế biến. Những nhóm chất dinh dưỡng và thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên là:
- Thực phẩm giàu protein: đậu nành, đậu phụ, đậu lăng…
- Các loại rau không chứa tinh bột: rau xanh, ớt chuông, đậu xanh, cà rốt, súp lơ trắng…
- Rau có tinh bột: bắp, đậu, khoai lang…
- Trái cây: táo, cam, các loại quả mọng, nho, quả cherry
- Ngũ cốc nguyên hạt: diêm mạch hay kiều mạch
- Chất béo lành mạnh: hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, hạt điều, quả hồ trăn, bơ đậu phộng, bơ, ô liu, dừa.
- Sữa thực vật: sữa hạnh nhân không đường, sữa dừa, sữa đậu nành…
- Các loại thảo mộc: basil, oregano, bạc hà, húng tây, thì là, nghệ, gừng…
- Các loại sốt: nước tương ít natri, giấm táo, sốt salsa, mù tạt, sốt cà chua không đường…
- Các đồ uống khác: nước lọc, trà, cà phê.
Chế độ ăn kiêng flexitarian cũng cho phép bạn dùng các thực phẩm từ động vật một cách điều độ. Vậy nên, bạn có thể kết hợp một số thực phẩm sau vào chế độ ăn của mình:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!