backup og meta

Ăn củ đậu có tốt không? 5 công dụng của củ đậu với sức khỏe

Ăn củ đậu có tốt không? 5 công dụng của củ đậu với sức khỏe

Củ đậu (củ sắn) là loại thực phẩm phổ biến với hương vị ngọt thanh và nhiều nước. Củ đậu có thể được ăn sống như một món tráng miệng. Ngoài ra, củ đậu cũng có thể được chế biến thành món ăn mặn. Vậy, ăn củ đậu có tốt không? Củ đậu có nhiều dinh dưỡng không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Bên cạnh những thông tin về công dụng của củ đậu, bài viết cũng đề cập đến những kiểu ăn sắn “cực độc” có thể gây hại cho sức khỏe. 

Củ đậu là củ gì? Thành phần dinh dưỡng

Củ đậu có tên khoa học là  Pachyrhizus erosus, có vị ngọt thanh và chứa nhiều nước. Với hương vị trung tính, củ đậu có thể được chế biến thành nhiều món ngon.

ăn củ đậu có tốt không

Giá trị dinh dưỡng của củ đậu

Củ đậu trông có vẻ thanh đạm vì hương vị trung tính của nó. Tuy nhiên, thực tế loại củ này chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Củ đậu bao nhiêu calo? Trong mỗi 100g, củ đậu sẽ chứa khoảng 38 kcal. Đa phần năng lượng của củ đậu đến từ hàm lượng carbs trong nó. Hơn nữa, củ đậu cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, cũng như một lượng chất xơ đáng kể. Giá trị dinh dưỡng gồm có:

  • Nước: 90.1 g
  • Chất đạm: 0.72 g
  • Tổng chất béo: 0.09 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Vitamin C, tổng axit ascorbic: 20.2 mg
  • Folate: 12 µg
  • Kali, K: 150 mg
  • Canxi, Ca: 12 mg
  • Phốt pho, P: 18 mg
  • Sắt, Fe: 0.6 mg
  • Magie, Mg: 12 mg

Ngoài những dưỡng chất trên, củ sắn có chứa một lượng nhỏ vitamin E, thiamine, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, kẽm và đồng.

Ăn củ đậu có tốt không? Với hàm lượng calo thấp – dinh dưỡng đa dạng, củ đậu hứa hẹn là một thực phẩm lành mạnh cho thực đơn ăn uống khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn sắn sai cách sẽ gây hại cho cơ thể. 


5 công dụng của củ sắn – củ đậu 

Để trả lời cho thắc mắc “ăn củ đậu có tốt không?” mời bạn xem qua những tác dụng của củ đậu đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây là những công dụng của củ đậu ít người biết nhưng lại tốt không ngờ. 

1. Ăn củ đậu tốt cho tim mạch

Củ đậu có tác dụng gì?

Củ đậu có tác dụng gì? Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của tim mạch là một công dụng của củ đậu không phải ai cũng biết. Đó là nhờ củ đậu chứa một lượng chất xơ hòa tan đáng kể trong thành phần dinh dưỡng của nó. 


Chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol bằng cách ngăn mật tái hấp thu trong ruột. Đồng thời chất xơ trong củ sắn cũng như ngăn gan tạo ra nhiều cholesterol hơn.


Một nghiên cứu ở những người lớn khỏe mạnh cho thấy rằng uống nước ép củ đậu có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. 

Hơn nữa, củ đậu cũng chứa kali, giúp thư giãn các mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra, kali có trong củ đậu cũng được chứng minh công dụng ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Tác dụng bảo vệ tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu của củ đậu đến từ hàm lượng sắt và đồng. 

Củ đậu chứa chất xơ, kali, sắt, đồng và nitrat, có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol, giảm huyết áp và cải thiện tuần hoàn.


Bổ sung củ đậu vào chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, và tăng cường sức khỏe tim mạch. 


2. Củ sắn giúp thúc đẩy tiêu hóa

ăn củ đậu có tốt không

Ăn củ sắn có tác dụng không? Với những lợi ích thiết thực cho hệ tiêu hóa, củ sắn, hay củ đậu, là loại rau củ nên có trong chế độ ăn uống của bạn. Trong 1 chén củ sắn (khoảng 130g), củ sắn có chứa 6,4g chất xơ. 


Một trong những chức năng chính của chất xơ của củ đậu chính là bình thường hóa nhu động ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh trĩbệnh viêm túi thừa.


Giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón cũng là một tác dụng của củ đậu đối với hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, inulin trong củ đậu có thể làm tăng 31% tần suất đi tiêu ở bệnh nhân táo bón. 


Củ đậu chứa nhiều nước và chất xơ giúp bảo vệ và thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa và giảm táo bón.


3. Ăn củ đậu có tác dụng gì? Tốt cho lợi khuẩn đường ruột

Inulin trong củ đậu được biết đến như một loại chất xơ prebiotics. Vậy, prebiotics trong củ đậu có tác dụng gì? Chế độ ăn giàu prebiotics làm tăng số lượng lợi khuẩn và tạo ra môi trường bất lợi cho những vi khuẩn gây hại trong đường ruột của bạn. 

Trong khi hệ tiêu hóa của bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ prebiotics như inulin, vi khuẩn trong ruột của bạn có thể lên men chúng. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu công nghệ sinh học từ Đại học Chang Gung, Đài Loan kết hợp cùng Đại học Rockefeller, Mỹ: 


Các loại vi khuẩn trong đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn. Lợi khuẩn có thể ảnh hưởng tích cực đến cân nặng, hệ thống miễn dịch và thậm chí cả tâm trạng của bạn.


Ngoài ra, thực phẩm prebiotic như củ đậu, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn còn giúp giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như: bệnh tim, tiểu đường, béo phì và bệnh thận.


4. Giảm nguy cơ ung thư

ăn củ đậu có tốt không

Nếu vẫn băn khoăn về việc ăn củ đậu có tốt không, công dụng ngừa ung thư của củ đậu sẽ là lý do để bạn quan tâm đến thực phẩm này. Đây là một trong những công dụng của củ đậu ít người biết. 

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và E, selen và beta-carotene. Những dưỡng chất này có tiềm năng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư:

  •  Chất chống oxy hóa trong củ đậu có chức năng trung hòa các gốc tự do. Từ đó, chúng có thể ngăn chặn việc tế bào bị tổn thương và ung thư.
  • Chất xơ dồi dào được chứng minh tác dụng bảo vệ và chống lại ung thư ruột kết.
  • Prebiotics trong củ đậu cũng có công dụng giảm nguy cơ ung thư. Đó là nhờ việc tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột; tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn bảo vệ; và tăng cường phản ứng miễn dịch. Ăn củ đậu có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. 

Củ đậu chứa chất chống oxy hóa, chất xơ và prebiotics. Tất cả những dưỡng chất trên đều được chứng minh khả năng bảo vệ chống lại một số loại ung thư. 


5. Ăn sắn có tác dụng gì? Có công dụng hỗ trợ giảm cân

Giúp kiểm soát cân nặng là một trong những công dụng được yêu thích của củ sắn. Loại thực phẩm này chứa nhiều nước và chất xơ giúp giảm cảm giác đói. Thêm củ sắn vào chế độ ăn kiêng sẽ cung cấp bữa ăn dinh dưỡng, ít calo và no lâu.

Chất xơ trong củ đậu có thể ổn định lượng đường trong máu và làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó, thêm củ đậu vào bữa ăn giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau khi ăn.


Củ đậu là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít calo, nhiều chất xơ và nước. Với khả năng làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin và giúp no lâu hơn, củ đậu là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. 


Rủi ro và cách bảo quản củ đậu 

ăn củ đậu có tốt không

Những lợi ích về sức khỏe bên trên là giải đáp rõ ràng nhất cho câu hỏi: ăn củ đậu có tốt không? Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để sử dụng củ đậu đúng cách.

  • Ăn cây củ đậu trúng độc? Trong cây sắn nước, hay cây củ đậu, chỉ có duy nhất phần củ là giàu dinh dưỡng và an toàn để dùng như một loại thực phẩm. Những phần còn lại gồm: vỏ, thân, lá và hạt của củ đậu đều chứa rotenone. Chính vì thế, bạn không nên tùy ý tận dụng, hay chế biến món ăn với những bộ phận này.

Rotenone là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên, gây độc hại đối với con người. Đặc biệt nếu bạn tiêu thụ ở liều lượng lớn. Rotenone còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.


  • Ăn nhiều củ đậu có sao không? Mặc dù củ đậu có công dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, ăn quá nhiều củ đậu có thể gây no giả. Từ đó dẫn đến gây mất cân bằng dinh dưỡng nếu bạn không bổ sung đủ những chất dinh dưỡng khác như: protein, chất béo tốt, các loại vitamin nhóm B, vitamin D,…
  • Bảo quản và sử dụng củ đậu sao cho an toàn? Tốt nhất, bạn nên gọt sạch vỏ của củ đậu trước khi ăn để đảm bảo không bị ngộ độc. Để bảo quản, bạn có thể giữ chúng từ 2-3 tuần nếu bảo quản khô nguyên củ (không bóc vỏ) ở nơi thoáng mát. Nếu bạn đã gọt vỏ, củ sắn có thể được bảo quản trong 1 tuần trong hộp kín khí, hoặc bao bọc kỹ trong màng bọc thực phẩm.

Như vậy, bài viết đã mang đến câu trả lời cho những thắc mắc: Ăn củ đậu có tốt không? Củ đậu có tác dụng gì? Tóm lại, củ đậu nhiều chất xơ, prebiotics và chất chống oxy sẽ là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, người đang ăn kiêng. Hy vọng những thông tin dinh dưỡng của củ đậu sẽ hữu ích để bạn có thể ăn uống lành mạnh hơn mỗi ngày.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Yambean (jicama), raw https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/170073/nutrients Ngày truy cập: 01/08/2022

Mechanisms underlying the cholesterol-lowering properties of soluble dietary fiber polysaccharides https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21776465/ Ngày truy cập: 01/08/2022

Role of Dietary Salt and Potassium Intake in Cardiovascular Health and Disease: A Review of the Evidence https://www.researchgate.net/publication/256424261 Ngày truy cập: 01/08/2022

Platelet inhibitory effects of juices from Pachyrhizus erosus L. root and Psidium guajava L. fruit: a randomized controlled trial in healthy volunteers – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4972974/ Ngày truy cập: 01/08/2022

Effect of dietary fiber on constipation: A meta analysis | Request PDF https://www.researchgate.net/publication/234158683_Effect_of_dietary_fiber_on_constipation_A_meta_analysis Ngày truy cập: 01/08/2022

Fiber | The Nutrition Source | Harvard T.H. Chan School of Public Health https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/carbohydrates/fiber/ Ngày truy cập: 01/08/2022

Dietary fiber: Essential for a healthy diet – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983# Ngày truy cập: 01/08/2022

Effectiveness of inulin intake on indicators of chronic constipation; a meta-analysis of controlled randomized clinical trials https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25208775 Ngày truy cập: 01/08/2022

Prebiotics and synbiotics: dietary strategies for improving gut health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26825589 Ngày truy cập: 01/08/2022

The Central Role of the Gut Microbiota in Chronic Inflammatory Diseases – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4189530/ Ngày truy cập: 01/08/2022

Impact of the gut microbiota, prebiotics, and probiotics on human health and disease https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25179725/ Ngày truy cập: 01/08/2022

Gut microbes in cardiovascular diseases and their potential therapeutic applications | SpringerLink https://link.springer.com/article/10.1007/s13238-020-00785-9 Ngày truy cập: 01/08/2022

Effects of dietary fiber on human health – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2213453021000677 Ngày truy cập: 01/08/2022

Effect of prebiotics on biomarkers of colorectal cancer in humans: a systematic review | Nutrition Reviews | Oxford Academic https://academic.oup.com/nutritionreviews/article/70/8/436/1853988 Ngày truy cập: 01/08/2022

Tác dụng của củ đậu và những lưu ý khi ăn quá nhiều https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tac-dung-cua-cu-dau-va-nhung-luu-y-khi-an-qua-nhieu-4143 Ngày truy cập: 01/08/2022

Phiên bản hiện tại

03/08/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Ăn sầu riêng nhiều có tốt không? Những nguy cơ tiềm ẩn

Tác dụng của quả sấu: Những món ngon dinh dưỡng từ trái sấu


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 03/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo