backup og meta

Ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, có bị ngộ độc không?

Ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, có bị ngộ độc không?

Ăn cơm nguội hâm nóng là thói quen của nhiều gia đình vào những buổi sáng bận rộn hay những bữa tối đã mệt mỏi sau một ngày làm việc. Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc thói quen ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, có đảm bảo an toàn không? 

Để tiết kiệm thời gian nấu cơm mỗi bữa, không ít gia đình nấu nhiều cơm một lần rồi bảo quản trong tủ lạnh rồi hâm nóng ăn dần hoặc để làm món cơm rang (cơm chiên), cơm trộn… cho tiện. Vậy ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không? Phải hâm cơm thế nào để đảm bảo độ ngon và chất lượng của cơm?

Ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không? 

Bacillus cereus là một loại vi khuẩn xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường sống và đặc biệt là trong thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn bảo quản và hâm nóng cơm nguội không đúng cách sẽ rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này hoặc nhiễm độc tố của vi nấm Aspergillus flavus gây nôn và tiêu chảy hay các bệnh mạn tính liên quan đến thực phẩm gây các bệnh về đường tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến thực phẩm nếu ta ăn phải.

Lượng vi khuẩn Bacillus cereus trong cơm có thể tăng lên nhiều lần nếu bạn không bảo quản lạnh và hâm nóng cơm không đúng cách. Sau đây là các dấu hiệu để phát hiện, nhiễm nấm mốc, ôi thiu và ta cũng không khó nhận ra:

  • Cơm thay đổi màu sắc, đặc biệt là khi so với lúc mới nấu
  • Thay đổi về kết cấu, ví dụ như nhão và nhớt hơn
  • Có mùi vị khó chịu.

Nhìn chung, câu trả lời cho thắc mắc cơm nguội hâm nóng có tốt không phụ thuộc vào cách bạn bảo quản và hâm nóng cơm. Nếu làm đúng cách, cơm nguội vẫn là lựa chọn an toàn và tiện lợi khi bạn không có nhiều thời gian 

Cách bảo quản cơm nguội và hâm nóng cơm an toàn

ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không

Nếu muốn bảo quản cơm để ăn dần hay tiện lợi trong việc chế biến các món như cơm chiên, cơm trộn, làm sushi…, bạn có thể tham khảo các bí quyết bảo quản và hâm nóng cơm an toàn sau: 

1. Làm nguội cơm, chia vào hộp đựng phù hợp 

Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, bạn hãy làm nguội cơm thật nhanh bằng cách:

  • Chia cơm thành nhiều phần nhỏ vào các hộp đựng thực phẩm nông và đậy kín hộp.
  • Bỏ cơm trực tiếp vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
  • Không để cơm hoặc bất kỳ thực phẩm nóng nào ở nhiệt độ phòng quá 1 giờ.

2. Bảo quản cơm đúng cách

Cơm cũng như các loại thực phẩm khác cần giữ ở nhiệt độ thích hợp từ dưới 4°C và nóng trên 60°C. Nếu để thực phẩm trong khoảng nhiệt độ này sau 2 giờ thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ càng cao. Bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh dưới 4°C có thể sử dụng trong bốn ngày còn để vào tủ đông có thể dùng trong 3 – 4 tháng. Do vậy, bạn không nên dùng cơm nguội khi thời gian và nhiệt độ bảo quản không đúng quy định như trên.

3. Hâm nóng cơm

ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không

Nếu muốn hâm nóng cơm, bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau để cơm vẫn thơm ngon: 

Hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng:

  • Mở nắp hộp đựng cơm, đảo đều cơm lên rồi thêm một ít nước vào. Sau đó, đậy hờ.
  • Cho cơm vào lò vi sóng và hâm trong 3–5 phút hoặc cho đến khi cơm được nóng hoàn toàn.
  • Đảm bảo nhiệt độ bên trong hộp cơm đạt ít nhất 74°C. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo cơm đủ nóng.
  • Ăn cơm ngay sau khi hâm.

Hấp cơm nguội:

  • Đánh tơi cơm rồi cho cơm vào chảo cùng ít hoặc dầu.
  • Thêm ít nước vào chảo, đậy nắp và đun lửa vừa cho cơm sôi nhẹ.
  • Thỉnh thoảng mở nắp, đảo đều cơm. 
  • Sau khi nước sôi, bạn hãy kiểm tra xem nhiệt độ cơm đã trên 74°C chưa.
  • Ăn ngay khi cơm còn nóng.

Chiên cơm nguội:

  • Đánh tơi cơm nguội.
  • Cho vào chảo một ít dầu, dầu nóng, cho cơm vào.
  • Điều chỉnh lửa ở mức vừa và đảo cơm liên tục. Khi đảo, bạn cần làm tơi các cục cơm còn sót lại.
  • Đảo đều để dầu phủ đều cơm và cơm không bị cháy.
  • Bạn có thể dùng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo nhiệt độ cơm đạt ít nhất là 74°C.
  • Ăn ngay khi cơm còn nóng.

Bạn lưu ý phải ăn cơm ngay sau khi vừa hâm, tránh để cơm đã hâm ở nhiệt độ phòng. Ngoài ra, bạn không nên hâm cơm nhiều lần vì điều này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Việc gặp phải các vấn đề tiêu hóa sau khi ăn cơm nguội hâm nóng là vì bạn đã bảo quản và hâm nóng cơm sai cách. Để không còn phải băn khoăn với thói quen ăn cơm nguội hâm nóng có tốt không, bạn cần bảo quản cơm ở đúng nhiệt độ, trong khoảng thời gian cho phép cũng như quan sát dấu hiệu cơm đã hư để kịp thời vứt bỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hâm cơm tới đúng nhiệt độ quy định để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của cơm nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rice, white, long-grain, regular, enriched, cooked

https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168878/nutrients Ngày truy cập: 23/10/2024

Rice: Importance for Global Nutrition

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31619630/ Ngày truy cập: 23/10/2024

Safe and Healthy Rice

https://www.irri.org/safe-and-healthy-rice  Ngày truy cập: 23/10/2024

Ăn cơm nguội không gây ung thư mà còn có lợi ích bất ngờ nếu ăn đúng cách

https://bvquan5.medinet.gov.vn/dinh-duong/an-com-nguoi-khong-gay-ung-thu-ma-con-co-loi-ich-bat-ngo-neu-an-dung-cach-c16572-70518.aspx Ngày truy cập: 23/10/2024

Cơm nguội sau một ngày có nên ăn?

https://bvquan9.medinet.gov.vn/tu-van-hoi-dap/com-nguoi-sau-mot-ngay-co-nen-an-c14239-125483.aspx  Ngày truy cập: 23/10/2024

How Long Does Rice Last in the Fridge? https://www.health.com/leftover-rice-food-poisoning-7377178 Ngày truy cập: 23/10/2024

Is it safe to reheat rice? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322775 Ngày truy cập: 23/10/2024

Is It Safe to Eat Leftover Rice? https://www.foodnetwork.com/healthyeats/healthy-tips/2020/04/is-it-safe-to-eat-leftover-rice Ngày truy cập: 23/10/2024 

Phiên bản hiện tại

11/11/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là đủ?

Cách nấu cơm cho người tiểu đường từ chuyên gia dinh dưỡng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 11/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo