backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Omeptul

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 15/02/2022

Omeptul

Biệt dược: Omeptul

Hoạt chất: Omeprazole 20mg

Dạng bào chế: Viên nang

Tìm hiểu chung

Omeptul 20mg là thuốc gì? Tác dụng và công dụng

Thuốc Omeptul chứa hoạt chất chính omeprazole, được dùng để trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison và loét dạ dày tá tràng.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Thuốc nên dùng thuốc theo hướng dẫn từ dược sĩ hoặc bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Omeptul cho người lớn là bao nhiêu?

Liều điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản:

Liều thông thường là 20 – 40 mg, 1 lần/ ngày. Thời gian điều trị là 4 tuần nếu loét tá tràng và 8 tuần nếu loét dạ dày. Không dùng hơn thời gian nêu trên.

Liều điều trị loét:

Dùng 20 mg (trong trường hợp nặng có thể 40 mg), 1 lần/ ngày. Thời gian điều trị là 4 tuần nếu loét tá tràng và 8 tuần nếu loét dạ dày. Không dùng hơn thời gian nêu trên.

Liều điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

Dùng 60 mg, 1 lần mỗi ngày. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc với liều từ 20 – 120 mg. Nếu dùng liều cao hơn 80 mg, phải chia thuốc làm 2 lần sử dụng. 

Đối với người suy gan, bác sĩ có thể giảm liều còn 10 – 20 mg/ngày.

Liều dùng thuốc Omeptul cho trẻ em là bao nhiêu?

Thuốc không được khuyến nghị dùng cho trẻ em.

Cách dùng

Thuốc Omeptul nên uống khi nào, trước hay sau khi ăn? 

Bên nên uống thuốc Omeptul 20 mg trước bữa sáng 30 phút. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có thắc mắc gì về cách dùng, bạn có thể hỏi lại dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, hãy ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì trong trường hợp quên liều?

Cách dùng thuốc Omeptul

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Omeptul?

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc này gồm:

Thường gặp:

  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Buồn nôn, nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy

Ít gặp:

  • Mất ngủ, mệt mỏi, lú lẫn, chóng mặt.
  • Tăng enzym transaminase (có hồi phục).
  • Nổi mề đay, ngứa, nổi ban.

Hiếm gặp:

  • Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ.
  • Giảm bạch cầu và tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt.
  • Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, rối loạn thính giác, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng.
  • Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
  • Vú to ở nam giới.
  • Viêm gan có vàng da hoặc không vàng da, bệnh não gan.
  • Co thắt phế quản.
  • Đau khớp, đau cơ.
  • Viêm thận kẽ.

Trên đây không phải danh mục đầy đủ tất cả tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Thận trọng/ Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì về cách dùng thuốc Omeptul?

Thuốc chống chỉ định cho người mẫn cảm với omeprazol, esomeprazol, các dẫn xuất benzimidazol khác (lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol) hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Trước khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho người lớn tuổi và trẻ em hoặc bạn bị suy gan hoặc thận.
  • Trước khi dùng thuốc, bạn phải xác định mình có không có u ác tính vì thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chậm trễ.
  • Việc sử dụng omeprazole dài ngày hoặc nhiều hơn một lần mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương. Vì vậy, luôn phải dùng thuốc theo liều lượng và thời gian được chỉ định.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, do đó không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Thuốc không được dùng cho phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) và phụ nữ đang cho con bú. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Omeptul

Thuốc Omeptul có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây tương tác khi dùng chung với Omeptul, bao gồm:

  • Ciclosporin 
  • Các kháng sinh điều trị H.pylori
  • Diazepam
  • Phenytoin
  • Dicoumarol
  • Warfarin
  • Nifedipin
  • Clarithromycin
  • Thuốc này có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

    Một số loại thức ăn, rượu và thuốc lá không tương tác với Omeptul, nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được đề cập trong phần Thận trọng/ Cảnh báo.

    Bảo quản thuốc

    Bạn nên bảo quản thuốc Omeptul như thế nào?

    Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


    Bài viết liên quan


    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 15/02/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo