Các nghiên cứu nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất anthocyanosides trong quả việt quất có tác dụng tăng cường độ bền của thành mạch máu, có thể bảo vệ chống lại các dạng tổn thương võng mạc ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Chiết xuất từ trái việt quất còn được cho là giúp hạ đường huyết, chống xơ vữa động mạch.
Uống nước gì để giảm tiểu đường từ trái việt quất? Bạn có thể ép nước, xay sinh tố hoặc làm trà việt quất.
Tuy nhiên, bạn nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và chỉ uống nước việt quất vừa phải, không lạm dụng tránh gặp tình trạng hạ đường huyết.
Bạn có thể muốn xem thêm:

3. Mướp đắng
Mướp đắng đã được chứng minh giúp tăng tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường, chống oxy hóa và nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất ba hoạt chất có đặc tính chống tiểu đường, bao gồm charantia, vicine và một hợp chất giống insulin được gọi là polypeptide-p. Ngoài ra, mướp đắng có chứa một loại lectin làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách tác động lên các mô ngoại biên và ngăn chặn sự thèm ăn – tương tự như tác dụng của insulin trong não.
Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt? Bạn có thể dùng mướp đắng để nấu nước uống, nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác.
4. Dây thìa canh
Loài dược liệu này hiện đã được trồng ở nhiều nơi, có tác dụng giảm lượng đường trong máu nhờ ngăn cản hấp thu glucose từ ruột vào máu, ức chế gan tái tạo glucose. Một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy sự tái tạo của các tế bào beta đảo tụy và tăng cường chức năng tế bào đảo tụy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!