Bệnh tiểu đường có được ăn trái cây không? Bài viết này sẽ gợi ý những loại trái cây bạn nên ăn và không nên ăn khi bị tiểu đường, cũng như giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường ăn trái cây liệu có tốt cho đường huyết hay không?
Hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho rằng hầu hết trái cây đều tốt cho người bị tiểu đường, miễn là bạn không bị dị ứng với loại trái cây đó. Một phân tích tổng hợp xuất bản năm 2014 trên tạp chí Y khoa Anh nhận định ăn nhiều trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, ăn trái cây có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trái cây tươi, ướp lạnh tốt hơn trái cây qua chế biến bao gồm trái cây khô, nước ép, sinh tố.
Những người bị tiểu đường nên ăn trái cây ít chế biến hoặc tránh hoàn toàn. Vì cơ thể hấp thụ trái cây loại này nhanh hơn dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Trái cây đã qua chế biến cũng loại bỏ chất xơ và một số vi chất quan trọng, làm giảm lượng dinh dưỡng.
Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia (NIDDK) khuyên những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh nước ép trái cây, sinh tố, trái cây đóng hộp có thêm đường.
Chỉ số đường huyết (GI) là gì?
Đối với người bị tiểu đường, một cách để lựa chọn thực phẩm và trái cây có lượng carbohydrate an toàn là kiểm tra chỉ số đường huyết (GI).
GI (glycaemic index) là chỉ số cho biết tốc độ tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm, được xếp theo thang điểm từ 1 đến 100. Thực phẩm có chỉ số GI cao được hấp thụ nhanh hơn thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!