Đối với bệnh nhân tiểu đường ăn nho được không thì hoàn toàn được. Không chỉ bởi vì nho có chỉ số GI và GL thấp, mà theo một số nghiên cứu, nho còn chứa nhiều polyphenol, bao gồm stilbene resveratrol, flavanol quercetin, catechin và anthocyanin. Những hoạt chất đã cho thấy khả năng làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện chức năng tế bào beta đảo tụy (nơi sản xuất insulin) và chống mất tế bào beta.
Ngoài ra, nho cũng góp phần tăng cường sức khoẻ tổng thể cho bệnh nhân tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng trong nho vẫn chứa một lượng đường tự nhiên, không nên ăn quá nhiều.
Bị tiểu đường có ăn nho khô hay uống nước ép nho được không?

Tiểu đường ăn nho khô được không?
Bên cạnh mối quan tâm về việc tiểu đường ăn nho được không thì phải làm rõ cả việc có nên ăn nho khô. Khác với nho tươi, các loại nho khô (thường làm từ nho vàng) đã được làm khô, loại bỏ đi nước nên lượng đường và calo tăng cao. 1 cốc nho khô cung cấp tới 463 calo, 123g carbohydrate. Chúng không còn được xem là loại thực phẩm có chỉ số GI thấp như nho tươi. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi ăn nho khô.
1 muỗng canh nho khô (khoảng 30g) là khẩu phần người tiểu đường có thể ăn được trong một ngày. Nho khô cũng cung cấp chất sắt cần thiết cho cơ thể, nên việc ăn nho khô với số lượng trong mức cho phép cũng được chấp nhận cho người tiểu đường.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!