2. Rau và trái cây
Trái cây và các loại rau là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá, vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Trong đó, chất xơ không chỉ là một phần của chế độ ăn uống khỏe mạnh cho tim nhờ vào khả năng làm giảm cholesterol máu mà với bệnh nhân tiểu đường, nó còn giúp kiểm soát đường huyết.
Theo nhiều khuyến nghị, thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp nên dùng các loại rau không chứa tinh bột như: bông cải xanh, măng tây, súp lơ trắng, rau xà lách,… Chúng giúp ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng đột biến sau ăn.
Khẩu phần nhóm thực phẩm rau củ quả theo DASH là 4-5 phần mỗi ngày, mỗi phần tương đương với:
- 1 chén rau sống
- ½ chén rau đã nấu chín
- 1 miếng trái cây vừa
- ¼ chén trái cây sấy khô
- ½ cốc trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp.

3. Sữa dành cho người tiểu đường cao huyết áp: Sữa ít béo, không đường
Sữa là một nguồn thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, các loại sữa ít béo hay sữa chua cho hiệu quả giảm huyết áp tâm thu. Trường hợp không dung nạp đường sữa hoặc có chế độ ăn thuần chay, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm thay thế sữa, chẳng hạn như các loại sữa hạt, sữa đậu nành.
Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp theo DASH là 2-3 cốc sữa tươi ít béo, không đường trong ngày.
Bạn cũng có thể tham khảo: 10 loại sữa cho người tiểu đường được tìm kiếm hiện nay
4. Các loại protein nạc và protein thực vật
Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá, các loại đậu, hạt, quả hạch là những sự lựa chọn phù hợp với thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp. Đây là những loại thực phẩm giàu đạm, ít tinh bột. Riêng các loại đậu, hạt hay quả hạch cũng được xem là những loại protein thực vật lành mạnh mà người bệnh tiểu đường có thể tăng cường bổ sung.
Khẩu phần theo DASH cho nhóm protein nạc là 6 hoặc ít hơn mỗi ngày, mỗi khẩu phần tương đương với:
- 1 lạng thịt, gia cầm hoặc cá nấu chín
- 1 quả trứng
- • 1/3 chén hạt
- • 2 muỗng canh bơ đậu phộng
- • 2 muỗng canh hạt
- • ½ chén đậu nấu chín.
5. Bơ và chất béo
Thực tế ngược lại với những gì nhiều người lầm tưởng, chất béo vẫn là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn uống cân đối của người bệnh tiểu đường. Bạn nên lấy chất béo lành mạnh từ một trong các loại thực phẩm sau:
- Trái bơ
- Dầu canola
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả hồ đào và đậu phộng
- Dầu ô liu (loại có hàm lượng natri thấp/giảm)
- Bơ đậu phộng và dầu đậu phộng
- Dầu cây rum.
Đơn giản bạn có thể thay thế mỡ động vật và bơ trong khi nấu ăn bằng dầu ô liu hoặc dầu hạt cải để đảm bảo bổ sung chất béo “tốt” cho cơ thể.
Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường và cao huyết áp
- Ưu tiên ăn nhiều rau và trái cây, nhất là loại tươi, hạn chế dùng các loại đông lạnh, đóng hộp
- Ăn cá ít nhất hai lần một tuần (tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp không thêm muối)
- Ưu tiên ăn những món không chứa muối (có ghi trên nhãn)
- Hạn chế nêm muối và các loại gia vị có chứa natri/ muối như nước mắm, xì dầu, hạt nêm,… khi nấu ăn
- Hạn chế ăn ngoài, thay vào đó tự chế biến thức ăn tại nhà bạn, để dễ dàng kiểm soát thực đơn hơn.
- Dùng các loại thảo mộc để tạo mùi vị, dần dần khẩu vị của bạn sẽ thay đổi để thích ứng và từ đó ăn ít muối hơn.
Hi vọng những thông tin trên đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp, vừa ngon miệng, vừa đảm bảo an toàn cho sức khoẻ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!