Rau muống là một loại rau quen thuộc với bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Chính thì thế mà nhiều người cũng thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không? Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời nhé!
Người tiểu đường có ăn được rau muống không?
Theo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy người tiểu đường có thể ăn được rau muống bởi loại rau này ít calo, giàu chất xơ và chỉ số đường huyết GI thấp. Vì vậy ăn rau muống sẽ không làm đường huyết tăng vọt, an toàn để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường.
Hơn thế nữa, theo đông y rau muống còn có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
Bài thuốc chữa tiểu đường từ rau muống râu ngô
Chẳng những người tiểu đường có ăn được rau muống không là có mà rau muống còn được kết hợp với râu ngô trong bài thuốc chữa tiểu đường. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 60g rau muống, 30g râu ngô, đem rửa sạch.
- Sắc toàn bộ với nước lọc trong ấm chuyên dụng
- Uống thuốc sắc này trong ngày, duy trì liên tục để thấy được hiệu quả.
Lưu ý khi dùng rau muống, nên rửa sạch từng cọng và ngâm nước muối loãng để đảm bảo làm sạch hết bụi bẩn và vi khuẩn. Rau muống tía sẽ cho hiệu quả tốt hơn rau muống trắng.
Tìm hiểu thêm: 5 loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bạn cần biết
Tác dụng của rau muống với đường huyết theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rau muống có tác động tích cực đến đường huyết. Một nghiên cứu nhằm kiểm tra hoạt động hạ đường huyết đường uống của chiết xuất rau muống (Ipomea Aquas) ở chuột Wistar mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra và bệnh nhân tiểu đường type II. Kết quả cho thấy đường huyết có cải thiện cả khi sử dụng chiết xuất từ lá rau muống và ăn lá rau muống tươi.
Mặc dù thể hiện tiềm năng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết nhưng cần có nhiều nghiên cứu trên lâm sàng hơn để có thể ứng dụng chiết xuất từ rau muống vào trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường.
Nhìn chung với câu hỏi người tiểu đường có ăn được rau muống không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Rau muống, đặc biệt là loại rau muống tía (hay còn gọi là rau muống đồng, rau muống ruộng) là một trong những loại rau nên có mặt trong thực đơn của người bệnh tiểu đường.
Bạn có thể xem thêm: Những loại rau người tiểu đường không nên ăn quá nhiều
Công dụng của rau muống với bệnh tiểu đường
Bên cạnh là loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường, rau muống còn giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cùng với những lợi ích sức khoẻ như:
- Cung cấp chất chống oxy hoá, vitamin K, vitamin A, mangan, magiê, sắt, vitamin C, canxi, kali, folate và các vitamin B khác cho cơ thể.
- Hỗ trợ giảm viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường trên tim mạch.
- Hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Bảo vệ mắt và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường trên mắt.
- Calo thấp, không chứa cholesterol, giàu chất xơ, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý cho người tiểu đường khi ăn rau muống
Mặc dù người tiểu đường có ăn được rau muống không là có nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau đây, để đảm bảo ăn uống lành mạnh và an toàn cho sức khỏe:
- Trong rau muống có thể chứa một lượng lớn ký sinh trùng sán ruột. Vậy nên phải đảm bảo rửa sạch và nấu chín rau trước khi ăn.
- Bệnh nhân đang điều trị nội, ngoại khoa, có vết thương mềm, cạn, không loét sâu không được khuyến khích ăn rau muống, để tránh gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Người bệnh sỏi thận, bệnh gout, viêm xương khớp, viêm đường tiết niệu do tăng huyết áp hay sỏi thận cũng không nên ăn nhiều rau muống.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc đông y điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng rau muống. Vì rau muống có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của một số loại thuốc, nhất là những loại thuốc có độc tính.
- Rau muống có trữ lượng thuốc trừ sâu cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Rau muống tía trồng ở những vùng nước ô nhiễm cũng có thể bị nhiễm kim loại nặng. Vì vậy nếu được hãy tìm muốn rau sạch, rau hữu cơ ở những địa điểm uy tín nhé!
Hello Bacsi tin rằng quan những thông tin kể trên, bạn đã có thể trả lời cho mình câu hỏi người tiểu đường có ăn được rau muống không. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích để bạn xây dựng thực đơn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường nhé!
[embed-health-tool-bmr]