Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị cùng sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu về bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm gần đây cho biết, nam giới mắc tiểu đường tuýp 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 tuổi và nữ giới bị giảm 13 tuổi.
2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?
So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.
Con số tuổi thọ sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu khi mà biến chứng đã bộc phát vẫn có thể kéo dài nếu được điều trị tốt.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm: Cách ngăn ngừa biến chứng để tăng tuổi thọ

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam nhấn mạnh, chìa khóa giúp người bệnh tiểu đường tăng tuổi thọ là kết hợp kiểm soát đường huyết với ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn tùy thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt bệnh để ngăn ngừa biến chứng hay không. Sau đây là các giải pháp có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi mắc bệnh tiểu đường:
1. Điều chỉnh lối sống tốt cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống: Bạn nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Hãy giảm thực phẩm chứa đường như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo… Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết.
Chế độ tập luyện: Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút với các bài thể dục có cường độ vừa phải 5 ngày/tuần, giảm cân và luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn nhanh đạt được mục tiêu ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.
Chỉ định của bác sĩ: Bạn nên theo dõi và phối hợp tốt cùng bác sĩ điều trị. Nên nhớ, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn phụ thuộc vào những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu có được xử trí kịp thời để tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm hay không.
2. Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm
Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Bệnh tiểu đường kể cả giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phải xem bạn có kiểm soát các bệnh lý mắc kèm tốt chưa. Nếu bạn bị huyết áp cao, mỡ máu hay vấn đề về thận, bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu… để giúp bạn giảm rủi ro biến chứng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!