Thuốc hạ đường huyết
Phần lớn người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ đường huyết hàng ngày sau khi chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Sau đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng nhất.
• Insulin: Đây được coi là thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay, dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ. Riêng với tiểu đường tuýp 2, insulin sẽ dùng trong các trường hợp cấp tính (nhiễm toan, chấn thương, phẫu thuật), suy gan, suy thận hoặc khi các thuốc tiểu đường khác không còn hiệu quả.
• Metformin (Glucophage): Metformin được coi là thuốc chỉ định “đầu tay” trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Thuốc có tác dụng làm giảm đề kháng insulin và giảm hấp thu đường tại ruột, vì vậy còn được sử dụng trong cả giai đoạn tiền tiểu đường.
• Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl): Sulfonylurea làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin. Do đó thuốc chỉ có hiệu quả ở người tiểu đường tuýp 2, không dùng được cho người tiểu đường tuýp 1.
• Acarbose: Nhóm thuốc chống biến chứng tiểu đường này làm giảm khả năng hoạt động của men tiêu hóa tinh bột tại ruột, do đó người bệnh cần uống trước bữa ăn mới hiệu quả.
• Một số thuốc chống biến chứng tiểu đường khác: Thuốc ức chế DPP-4, thuốc chủ vận dopamine, thuốc ức chế SGLT-2… Đa số các thuốc này ít được dùng riêng rẽ mà thường kết hợp với metformin.
Các thuốc tiểu đường có tác dụng hạ đường huyết chỉ giúp trì hoãn biến chứng, không có tác dụng cải thiện biến chứng. Bạn cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác hại trên hệ tiêu hóa và gan thận.
Các thuốc điều trị khác
Với những trường hợp đã mắc biến chứng, người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thường cần dùng thêm các thuốc điều trị khác, ví dụ như:
- Thuốc hạ huyết áp, mỡ máu dùng trong biến chứng tim mạch: thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, thuốc lợi tiểu như coversyl plus, captohasan…), thuốc giảm mỡ máu nhóm statin (zocor, lipitor, tahor…)…
- Thuốc chống tăng sinh mạch máu cho bệnh võng mạc: Lucentis, Avastin, Pegabtanib
- Thuốc kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường: Piperacillin/tazobactam, metronidazol, clindamycin, vancomycin…
Không có một loại thuốc chống biến chứng tiểu đường nào có thể đẩy lùi mọi biến chứng. Để ngăn ngừa biến chứng hiệu quả, bạn cần kết hợp dùng thuốc hạ đường huyết, kiểm soát huyết áp, mỡ máu và ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa để giảm tổn thương mạch máu và thần kinh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không
Thảo dược Đông y giúp chống biến chứng tiểu đường

Nguyên nhân trực tiếp gây ra biến chứng tiểu đường là quá trình stress oxy hóa. Do đó, việc bổ sung thêm các cây thuốc Đông y chứa nhiều chất oxy hóa cũng là một giải pháp hữu hiệu để phòng chống và cải thiện biến chứng tốt hơn.
Dưới đây là một số cây thuốc chống biến chứng tiểu đường từ Đông y đã được nghiên cứu chứng minh về tác dụng chống oxy hóa:
• Mạch môn: Thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa, giảm xơ hóa thận và giảm albumin niệu, nhờ đó có hiệu quả cao với biến chứng thận. Ngoài ra, Mạch môn cũng hỗ trợ tuyến tụy tăng sản xuất insulin, gián tiếp ổn định lượng đường trong máu.
• Hoàng liên: Nghiên cứu cho thấy hoạt chất berberin trong Hoàng liên có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng và ngăn xơ vữa mạch máu để phòng biến chứng trên tim.
• Câu kỷ tử: Câu kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các chất thải độc hại gây tổn thương vi mạch (mạch máu nhỏ) nuôi dưỡng thận, mắt, thần kinh. Đặc biệt, Câu kỷ tử ức chế men chuyển hóa đường thành sorbitol, tránh làm tăng nồng độ sorbitol trong võng mạc gây đục thủy tinh thể.
• Hoài sơn: Các nhà khoa học Hàn Quốc phát hiện ra rằng, Hoài sơn giúp cải thiện đáng kể các tổn thương thần kinh do tiểu đường nhờ khả năng thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh.
• Sinh địa (Địa hoàng): Cây thuốc nam này được chứng minh có tác dụng tái tạo mô, mạch máu, kháng viêm, nhờ đó hỗ trợ tốt cho các trường hợp tiểu đường có biến chứng loét chân.
• Dây thần thông (Rễ gió): Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy Dây thần thông có khả năng giảm stress oxy hóa, kích thích cơ thể tăng tiết insulin, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và chống biến chứng tiểu đường tốt hơn.
Mỗi cây thuốc có tác dụng với những biến chứng khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc chống biến chứng tiểu đường, bạn cần tìm hiểu thật kỹ vì thuốc dùng sai cách có thể trở thành con dao hai lưỡi gây hại cho sức khỏe. Hãy luôn lưu ý các thuốc Tây được bác sĩ kê đơn hoặc các sản phẩm hỗ trợ có nghiên cứu chứng thực rõ ràng mới đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!