Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc ephedrine là gì?
Thuốc ephedrine có tác dụng điều trị các vấn đề về hô hấp, hen suyễn và sưng mũi, nghẹt mũi gây ra do cảm lạnh hoặc dị ứng.
Thuốc ephedrine được chỉ định cho các vấn đề về hô hấp và hiếm khi được sử dụng do có những thuốc khác an toàn và hiệu quả hơn (ví dụ như albuterol và pseudoephedrine). Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Ephedrine là thành phần có hoạt tính trong cây ma hoàng, thuộc nhóm thuốc cường giao cảm. Thuốc hoạt động như một chất tự nhiên (adrenaline) mà cơ thể tạo ra khi cơ thể gặp nguy hiểm. Thuốc này là một chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương làm tăng nhịp tim/huyết áp, thu hẹp mạch máu (co mạch) và mở rộng phổi.
Một số thực phẩm chức năng và sản phẩm thảo dược đã được phát hiện có chứa các tạp chất hoặc tá dược có thể gây hại. Hàm lượng thuốc có thể rất khác nhau giữa các sản phẩm. Bạn nên hỏi dược sĩ để biết thêm chi tiết về các biệt dược mà bạn sử dụng.
Bạn nên dùng thuốc ephedrine như thế nào?
Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và luôn dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.
Khi được sử dụng ở liều cao, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau tim, co giật, và đột quỵ. Bạn không nên uống nhiều hơn liều khuyến cáo, và không sử dụng sản phẩm này trong thời gian dài hơn 7 ngày liên tiếp trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp nghiện thuốc bất thường dù hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra khi dùng thuốc ephedrine. Vì vậy, bạn không nên tăng liều, dùng thuốc thường xuyên hoặc sử dụng nó trong một thời gian dài hơn chỉ dẫn. Chỉ ngưng dùng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi sử dụng trong thời gian dài, thuốc có thể giảm tác dụng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu thuốc không phát huy tác dụng.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc này để điều trị các vấn đề về hô hấp và tình trạng của bạn không được cải thiện trong 1 giờ, hoặc nếu bệnh trở nên nặng hơn, hoặc nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu bạn bị ho trở lại, kéo dài hơn 7 ngày hoặc nếu bạn bị sốt, phát ban, hay nhức đầu dữ dội, đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn nên bảo quản thuốc ephedrine như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc ephedrine cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn mắc hội chứng Adams-Stokes
Dạng thuốc uống:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg uống mỗi 3-4 giờ;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành nhiều liều.
Dạng thuốc tiêm:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg tiêm bắp, hoặc tiêm dưới da mỗi 3-4 giờ;
- Dùng 5-25 mg tiêm tĩnh mạch chậm (hơn ít nhất 15 phút). Có thể lặp lại trong 5-10 phút nếu cần thiết;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh hen suyễn cấp tính
Dạng thuốc uống:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg uống mỗi 3-4 giờ;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Dạng thuốc tiêm:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg tiêm bắp, hoặc tiêm dưới da mỗi 3-4 giờ;
- Dùng 5-25 mg tiêm tĩnh mạch chậm (ít nhất 15 phút). Có thể lặp lại trong 5-10 phút nếu cần thiết;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Dạng thuốc uống:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg uống mỗi 3-4 giờ;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Dạng thuốc tiêm:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da mỗi 3-4 giờ hoặc 5-25 mg tiêm tĩnh mạch chậm (ít nhất 15 phút). Có thể lặp lại trong 5-10 phút, nếu cần thiết;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Liều thông thường dành cho người lớn mắc chứng huyết áp thấp
Dạng thuốc uống:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg uống mỗi 3-4 giờ;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Dạng thuốc tiêm:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg tiêm bắp, hoặc tiêm dưới da mỗi 3-4 giờ hoặc 5-25 mg tĩnh mạch chậm (ít nhất 15 phút). Có thể lặp lại trong 5-10 phút, nếu cần thiết;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Liều thông thường cho người lớn mắc chứng nhược cơ
Dạng thuốc uống:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg uống mỗi 3-4 giờ;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Dạng thuốc tiêm:
- Liều khởi đầu: dùng 25-50 mg tiêm bắp, hoặc tiêm dưới da mỗi 3-4 giờ hoặc 5-25 mg tiêm tĩnh mạch chậm (ít nhất 15 phút). Có thể lặp lại trong 5-10 phút, nếu cần thiết;
- Liều tối đa: dùng 150 mg mỗi ngày chia thành liều nhiều liều.
Liều dùng thuốc ephedrine cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng ephedrine cho trẻ em trên 2 tuổi:
Liều thông thường cho trẻ em mắc hội chứng Adams-Stokes:
- Uống 2-3 mg/kg/ngày;
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp chia thành 4-6 liều.
Liều dùng thông thường cho trè em mắc bệnh hen suyễn cấp tính:
- Uống 2-3 mg/kg/ngày;
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp chia thành 4-6 liều.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Uống 2-3 mg/kg/ngày;
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp chia thành 4-6 liều.
Liều dùng thông thường cho trẻ em bị huyết áp thấp:
- Uống 2-3 mg/kg/ngày;
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp chia thành 4-6 liều.
Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nhược cơ:
- Uống 2-3 mg/kg/ngày;
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp chia thành 4-6 liều.
Thuốc ephedrine có những dạng và hàm lượng nào?
Ephedrine có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén, thuốc uống, dạng muối sulfate: 25 mg;
- Dung dịch, thuốc tiêm, dạng muối sulfate: 50 mg/ml (1 ml).
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc ephedrine?
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có các phản ứng dị ứng như khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, họng.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Bồn chồn;
- Lo lắng;
- Chóng mặt;
- Nhức đầu;
- Buồn nôn;
- Chán ăn;
- Khó ngủ.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc ephedrine bạn nên biết những gì?
Nói với bác sĩ nếu bạn:
- Bạn bị dị ứng với thuốc này;
- Bạn được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn và sử dụng thuốc cho bệnh suyễn;
- Nếu bạn đã từng được nhập viện vì hen suyễn;
- Bạn đang dùng chất ức chế monoamine oxidase mao (ví dụ như phenelzine) hoặc đã từng dùng chất ức chế mao trong vòng 14 ngày qua. Nếu bạn không biết nếu toa thuốc của bạn có chứa chất ức chế mao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sản phẩm này;
- Bạn bị tăng huyết áp, bệnh tim, loạn nhịp tim, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường hoặc khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh tim nghiêm trọng khác.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
- A = Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc ephedrine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Thuốc chẹn beta (như propranolol), cocaine, indomethacin, methyldopa, thuốc ức chế MAO (ví dụ như phenelzine), linezolid, thuốc oxytocin (ví dụ như oxytocin), các dẫn xuất rauwolfia (ví dụ như reserpin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ như amitriptyline) hoặc alkaloid chiết xuất từ nấm cựa gà (ví dụ như dihydroergotamine) – Các thuốc này có thể làm tăng hoạt động và tác dụng phụ của ephedrine;
- Bromocriptine, chất ức chế catechol-O-methyltransferase (COMT) (ví dụ như entacapone) hoặc digoxin – Dùng chung với thuốc ephedrine có thể khiến những tác dụng phụ của các loại thuốc này được tăng lên.
- Guanadrel, guanethidine, mecamylamine, methyldopa hoặc reserpin – Các thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của ephedrine.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc ephedrine không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào tương tác với thuốc ephedrine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh tim mạch;
- Tiểu đường;
- Tăng nhãn áp;
- Phì tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt khác;
- Các vấn đề tuyến thượng thận;
- Tăng huyết áp;
- Co giật;
- Đột quỵ;
- Bệnh về mạch máu;
- Cường giáp;
- Hen suyễn nặng.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.