Chạy bộ không những giúp giảm cân hiệu quả mà còn có lợi cho sức khoẻ tim mạch. Nhiều người hứng thú với môn thể thao này, nhưng lo ngại không biết chạy bộ có to chân không.
Tham vấn chuyên môn: HLV Fitness Trần Tú Anh · Khoa học thể thao · AnaWorkout
Chạy bộ không những giúp giảm cân hiệu quả mà còn có lợi cho sức khoẻ tim mạch. Nhiều người hứng thú với môn thể thao này, nhưng lo ngại không biết chạy bộ có to chân không.
Cùng tìm lời giải đáp chạy bộ có to chân không và một số cách chạy bộ bạn cần lưu ý qua bài viết sau nhé!
Chạy bộ có to chân không? Câu trả lời tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ luyện tập:
>>> Tham khảo thêm: Chạy bộ có tác dụng gì cho nữ giới? Có giúp dáng đẹp không?
Chạy bộ có to chân không còn tùy thuộc vào tỷ lệ cơ thể như tỷ lệ mỡ, khối lượng cơ bắp, khả năng xây dựng cơ bắp… Mặc dù phần lớn yếu tố này là do di truyền quyết định, tuy nhiên mức độ vận động đóng vai trò quan trọng không kém đến cơ bắp chân.
Phương pháp chạy bạn thực hiện sẽ quyết định chạy bộ có to chân không. Một số kiểu chạy tăng cơ bắp chân như:
Thực phẩm trong chế độ ăn uống cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới việc chạy bộ có to chân không.
>> Tìm hiểu thêm: Chạy bộ có tác dụng gì? 12 tác dụng của chạy bộ mỗi ngày
Một số người muốn chạy bộ với mục tiêu rèn luyện sức khỏe, sở hữu đôi chân thon gọn và không muốn bắp chân to. Bạn có thể tham khảo một số cách sau, mà không cần lo lắng chạy bộ có làm to bắp chân không.
Kéo dãn cơ liên quan đến việc chuyển động lặp đi lặp lại nhẹ nhàng theo mức độ tăng dần, cho phép cơ bắp dãn ra và tối ưu hoá lưu lượng máu đến khu vực này. Bước khởi động ban đầu giúp ích trong việc hạn chế chấn thương khi tập luyện và ngăn ngừa to bắp chân khi chạy.
Để tránh to bắp chân, bạn nên ưu tiên kiểu chạy bền trên địa hình phẳng, rèn luyện sức bền thay vì chạy nước rút. Điều này có tác dụng giảm áp lực lên cơ bắp chân, đồng thời giúp tiêu mỡ và tạo đôi chân thon gọn như mong muốn.
>>> Đọc thêm: 8 bài tập đơn giản giúp bạn chạy bộ khỏe hơn
Vậy sử dụng máy chạy bộ có to chân không? Chạy trên máy chạy bộ sẽ làm giảm sự tham gia của cơ bắp chân. Hơn nữa, bạn có thể điều khiển được các yếu tố như độ dốc, quãng đường trong tập luyện.
Chạy bộ có to chân không còn tùy vào kỹ thuật, cách bạn tập luyện và địa hình chạy. Với những người mong muốn bắp chân chắc khỏe và tăng cơ ở bộ phận này, bạn có thể thực hiện một số cách sau:
Để thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, bạn cần ngắt quãng thời gian tập luyện cường độ cao bằng cách: Xen kẽ giữa các đợt chạy nước rút với chạy bộ nhẹ nhàng hoặc đi bộ trong thời gian dài.
Điều này vừa đảm bảo bắp chân được kích thích phát triển ở mức độ cao nhất, vừa giúp hệ tim mạch phục hồi giữa các đợt tập luyện cường độ cao và kéo dài thời gian tập luyện.
>> Tìm hiểu thêm: 10 chấn thương khi chạy bộ: xử lý và phòng ngừa
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc chạy bộ có to chân không và mẹo chạy bộ đúng cách giúp bạn đạt được mục tiêu của mình!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!