
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính gần 265 triệu người trên thế giới bị trầm cảm. Những người bị trầm cảm cười có thể có những triệu chứng quan sát được; nhưng cũng có triệu chứng được giữ kín và khó phát hiện. Vì vậy, người thân, gia đình có thể chú ý các dấu hiệu cho thấy họ đang không ổn như: mệt mỏi và mất hứng thú với những thứ họ từng thích; hoặc cho họ làm test trầm cảm online.
Mặc dù có những dấu hiệu trên; nhưng những người bị trầm cảm cười vẫn có thể giữ một công việc ổn định và cố gắng duy trì cuộc sống ở ngoài xã hội với trạng thái tích cực, lạc quan. Bởi vậy, điều quan trọng là khi nói về vấn đề sức khỏe tâm lý đó là giữ tâm thế cởi mở và tôn trọng. Như vậy, họ mới được khuyến khích và có đủ can đảm để mở lòng chia sẻ cảm xúc thật.
4. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười
Nguyên nhân trầm cảm vẫn còn nhiều tranh cãi và là các giả thuyết được đặt ra. Trong đó nguyên nhân chính gây trầm cảm cười là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trên não bộ; chủ yếu là serotonin. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác phối hợp như gen, yếu tố di truyền, tâm lý xã hội, môi trường sống,…
Vì sao người trầm cảm cố gắng vui vẻ và che giấu nỗi đau?
Có rất nhiều lý do khiến người bị trầm cảm cười che giấu nỗi đau; họ có thể muốn bảo vệ quyền riêng tư hay cảm thấy sợ bị người khác phán xét. Sau đây là một số lí do mà người gặp trầm cảm cười thường không sẵn sàng chia sẻ và chấp nhận rối loạn như:
- Sợ thành gánh nặng cho người khác: Trầm cảm và cảm giác tội lỗi có xu hướng song hành cùng nhau. Do đó, người mắc trầm cảm cười không muốn tạo bất kỳ gánh nặng nào cho người khác. Họ chỉ đơn giản là không biết làm thế nào để nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài; vì vậy họ giữ cuộc đấu tranh nội tâm bên trong cho chính mình.
- Xấu hổ (sợ mình yếu đuối): Một số người tin rằng trầm cảm là dấu hiệu của sự yếu đuối. Thậm chí họ tin rằng họ có thể tự “thoát khỏi nó”, trong khi họ không thể; họ nghĩ rằng có điều gì đó không ổn với họ. Những người bị trầm cảm cười thường sợ rằng những người khác sẽ lợi dụng điểm yếu này; họ lo lắng người khác sẽ coi họ là người yếu đuối, dễ bị tổn thương; và sẽ chống lại họ.
- Phủ nhận sự thật: Trầm cảm cười có thể xuất phát từ sự phủ nhận rằng họ đang chán nản. Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu, có tới 50% người mắc trầm cảm phủ nhận họ buồn. Họ tin rằng mỉm cười là không bị trầm cảm và họ không cho phép bản thân bị trầm cảm. Nhiều người không thể thừa nhận rằng có điều gì đó không ổn với họ.
- Chủ nghĩa hoàn hảo (cầu toàn): Những người cầu toàn thường yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo. Vì vậy dù họ có bị trầm cảm, họ vẫn đội lốt ngụy trang để che đi nỗi đau hay vấn đề gặp phải. Kết quả là họ tin việc thừa nhận chứng trầm cảm có nghĩa là cuộc sống của họ không hoàn hảo và họ không thể tự chấp nhận điều này.
- Hạnh phúc phi thực tế: Nhiều yếu tố, trong đó có mạng xã hội đã xây dựng nên một hạnh phúc phi thực thế. Người người nhà nhà đăng lên những bức hình rằng họ thành công và hạnh phúc. Vô hình chung nó bóp méo đi khái niệm hạnh phúc của nhiều người. Từ đó, họ tin rằng mỗi mình đang đấu tranh với các vấn đề sức khỏe tâm thần; họ bắt đầu cảm thấy bị cô lập hơn bao giờ hết và điều đó có thể khiến họ che giấu bệnh trầm cảm cười của mình nhiều hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!