Bạn có thể cảm thấy chán nản mệt mỏi khi phải ở nhà quá nhiều, khi công việc dần trở nên tẻ nhạt hay đối diện với những đổ vỡ trong các mối quan hệ. Đây chính là dấu hiệu của hội chứng lo âu và stress mà bạn cần thoát ra càng sớm càng tốt.
Bạn có thể cảm thấy chán nản mệt mỏi khi phải ở nhà quá nhiều, khi công việc dần trở nên tẻ nhạt hay đối diện với những đổ vỡ trong các mối quan hệ. Đây chính là dấu hiệu của hội chứng lo âu và stress mà bạn cần thoát ra càng sớm càng tốt.
Tâm trạng chán nản cuộc sống là một trong những nguyên nhân lớn khiến bạn mất tập trung, dẫn đến giảm năng suất làm việc. Đây cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng lo âu và stress. Điều này có thể kéo theo cảm giác chán nản mọi thứ trong cuộc sống.
Những dấu hiệu sau đây có thể là biểu hiện của sự mệt mỏi chán nản:
Cảm giác mệt mỏi chán nản thường xuất hiện sau 5 nguyên nhân phổ biến, bao gồm:
Đôi khi bạn cảm thấy chán nản trong cuộc sống là do có quá nhiều thời gian rảnh rỗi. Lúc này, hãy tự mình tạo ra những kế hoạch phù hợp và ý nghĩa để trở thành người bận rộn. Có thể khi đó bạn sẽ thấy thời gian là vàng và thật sự quý trọng từng phút giây trôi qua.
Thể chất mệt mỏi quá cũng là nguyên nhân quan trọng khiến bạn chán nản mệt mỏi. Một cơ thể cạn kiệt năng lượng sẽ kéo theo tâm trạng chán nản vì không đủ sức để làm nhiều việc mình muốn. Hơn nữa, tâm trạng sẽ càng tệ hơn khi hôm đó bạn gặp nhiều chuyện không như ý.
Bất cứ ai trong chúng ta cũng từng bị một ai đó làm tổn thương. Tình cảm của bạn càng chân thành, sự tổn thương càng lớn. Nhiều người cảm thấy rất khó khăn để vượt qua tổn thương. Khi đó, họ có xu hướng nói lời “chán quá” với mọi thứ xung quanh.
Đừng nghĩ rằng những người “có tất cả” sẽ sung sướng, có khi họ còn đau khổ gấp bội người thiếu thốn nhiều thứ vì chẳng biết mình muốn gì! Đây là “căn bệnh” thường gặp ở những người có cuộc sống tưởng chừng quá êm đềm, hoàn hảo.
Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn chán nản mọi thứ. Thực tế, nếu “thất bại” không phải là mẹ của “thành công” thì cũng đã đẻ ra rất nhiều đứa con “kinh nghiệm”. Nếu biết rút kinh nghiệm sâu sắc từ những cú ngã và suy nghĩ tích cực hơn, chắc chắn bạn sẽ còn có thể tiến xa hơn nữa!
Khi mệt mỏi bạn nên làm gì? Bất cứ khi nào rơi vào trạng thái chán nản cuộc sống, bạn có thể thử áp dụng 3 cách đơn giản sau để nhanh chóng lấy lại hứng khởi.
Thay vì làm nhiều thứ “giết thời gian”, bạn nên xác định và tập trung vào những mục tiêu quan trọng của cuộc đời mình:
Hãy viết các mục tiêu của bạn ra giấy hoặc trong quyển nhật ký. Những điều này sẽ khơi gợi cảm hứng thúc đẩy bạn hành động để đạt được mục tiêu.
Tâm trạng chán nản mệt mỏi cũng mang ý nghĩa tích cực khi bạn bị thôi thúc bởi cảm giác “muốn làm điều gì đó”. Đây chính là thời điểm tuyệt vời để bạn bắt tay vào làm ngay những điều trước đây đã từng trì hoãn. Chúng bao gồm:
Bạn sẽ làm gì đây nếu chẳng hề hứng thú với bất cứ điều gì trong danh sách dài đằng đẵng ở trên? Điều bạn cần làm lúc này là hãy chấp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân. Bằng cách này, bạn biết mình đang thế nào và cần điều gì để hồi phục về cả thể chất lẫn tinh thần.
Có thể chính ý nghĩ “phải làm một điều gì đó ý nghĩa” khiến cho tâm trạng chán nản mệt mỏi của bạn càng thêm trầm trọng hơn. Thế nên, khi bạn không muốn làm gì cả thì hãy cứ nghỉ ngơi và mặc kệ mọi thứ. Chỉ khi nào bạn thật sự thư giãn và bình tâm thì mới có thể chọn lọc được những suy nghĩ tích cực giúp mình yêu thương bản thân hơn.
Ông hoàng công nghệ Steve Jobs từng nói: “Cách tốt nhất để làm nên những điều tuyệt vời là hãy yêu chính những gì bạn đang làm”. Ngay cả khi bạn rơi vào tâm trạng chán nản mệt mỏi, hãy yêu những giây phút không làm gì ấy. Chỉ khi nào bạn yêu mọi thứ thuộc về mình, cuộc sống mới trở nên ý nghĩa!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!