backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Green flag là gì? 10 dấu hiệu của green flag trong tình yêu

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm · Tham vấn tâm lý · Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 5 ngày trước

Green flag là gì? 10 dấu hiệu của green flag trong tình yêu

Nếu bạn mong muốn có một mối quan hệ lành mạnh, tích cực thì điều bạn chú ý đó chính là tin hiệu của lá cờ xanh (green flag). Vậy green flag là gì? Làm thể nào để nhận biết các dấu hiệu của lá cờ xanh trong tình yêu?

Cùng tìm hiểu qua khái niệm green flag là gì và các dấu hiệu của green flag trong tình yêu trong bài viết này bạn nhé!

Green flag trong tình yêu là gì?

Khi bắt đầu yêu, bạn có bao giờ thực sự ngồi lại và tìm hiểu chính xác những gì bạn đang hướng tới cho mối quan hệ với người đặc biệt của mình không. Tình yêu là một món quà và bạn muốn món quà ấy đến với người thực sự xứng đáng. Green flag cho phép bạn nhận biết mình có yêu đúng người và nên trân trọng. Vậy green flag là gì?

Green flag là thuật ngữ “cờ xanh” để chỉ những dấu hiệu cho thấy đối phương có hành động, hành vi lành mạnh, tích cực trong mối quan hệ tình cảm. Đây thường là dấu hiệu tốt cho thấy mối quan hệ có tiềm năng và phát triển về sau.

Green flag

“Green flag” có thể tạm dịch là cờ xanh, dùng để chỉ một mối quan hệ lành mạnh, tích cực. Khi một mối quan hệ được gọi là “green flag”, tốt nhất là bạn không nên bỏ lỡ, vì đó là một dấu hiệu cho thấy đây là một mối quan hệ tốt, có thể tiến xa và giúp cả hai bạn cùng nhau phát triển.
Giải thích về cụm từ green flag là gì.
Giải thích về cụm từ green flag là gì.

10 dấu hiệu green flag trong tình yêu

1. Lắng nghe và thấu hiểu

Nếu người ấy luôn dành trọn vẹn sự tập trung để nghe lời bạn nói, tạo cho bạn một bầu không khí thoải mái để chia sẻ, thậm chí là tìm đủ mọi cách để thấy hiểu bạn; quả thật đây là một điểm cộng rất lớn và chính xác là một lá cờ xanh mà bạn nên chú ý.

Trong tâm lý học, việc lắng nghe tích cực và thấu hiểu đối phương vô điều kiện là một trong những kỹ năng giúp xây dựng khả năng đồng cảm (empathy). Khi bạn sở hữu được khả năng đồng cảm, những mối quan hệ xung quanh bạn sẽ nâng lên một tầm cao mới. Khả năng này của bạn cho phép mọi người xung quanh thoải mái chia sẻ mà không cảm thấy e dè hay sợ bị phán xét.

2. Cởi mở với bạn

Bạn có biết, cởi mở hay thoải mái chia sẻ là điều kiện tiên quyết cần có để hình thành một mối quan hệ lành mạnh (healthy relationship). Nếu người ấy luôn sẵn lòng và thoải mái chia sẻ với bạn về cảm xúc, suy nghĩ, chuyện cá nhân của họ thì bạn hãy hiểu đó chính là sự an toàn và sự tự do khi ở cạnh bạn. Điều này không chỉ tạo ra không khí thoải mái cho chính họ mà còn giúp cho cả hai ngày càng dễ dàng cởi mở với nhau hơn.

3. Họ có khả năng tự nhận thức tốt

Khả năng tự nhận thức (self-awareness) là khả năng mà một người có thể hiểu và nhận diện được những cảm xúc, suy nghĩ, hành động của bản thân đồng thời tự đánh giá bản thân một cách khách quan.

Họ biết họ cảm thấy gì và muốn gì trong mối quan hệ này. Một cách rõ ràng và thẳng thắn rằng, nếu họ muốn tìm hiểu bạn nghiêm túc hay chỉ chơi đùa giải khuây thì họ cũng sẽ cho bạn biết ngay từ ban đầu.

4. Bạn được là chính mình

Để nhận biết green flag là gì, bạn chỉ cần xem trong mối quan hệ này, bạn có thực sự sống và được hành động đúng con người thật của mình không. Bạn cảm thấy mình có thể thoải mái, thành thật nói lên suy nghĩ của bản thân mà không sợ phán xét hay chế giễu. Khi mối quan hệ bắt đầu từ sự hiểu biết giữa hai con người chân thật nhất, tình cảm hai bạn sẽ vững chắc hơn là những lời nói dối hay mặt nạ ngượng ngạo.

5. Bạn hạnh phúc và thoải mái khi ở bên cạnh họ

Dấu hiệu green flag chỉ đơn giản là bạn thích được ở bên cạnh họ. Trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, nếu cả hai đều cảm giác dễ chịu khi gặp nhau thì đây là một dấu hiệu tốt.

Bạn bè của bạn có nhận thấy những thay đổi tích cực trong tâm trạng của bạn không? Nếu bạn cười nhiều hơn, cảm thấy vui vẻ mỗi ngày thì đây là bước đầu cho thấy bạn đang có mối quan hệ đáng trân trọng.

green flag là gì

6. Sự tôn trọng

Sự tôn trọng là yếu tố then chốt cho một mối quan hệ lành mạnh, bởi nó thể hiện quyền tự do là chính mình, coi trọng ý kiến và cảm xúc của nhau. Điều đó không đồng nghĩa là bạn và đối phương phải luôn đồng quan điểm hay phải luôn nói đồng ý với đối phương. Không sao cả nếu mỗi người có quan điểm, hoàn cảnh và kinh nghiệm khác nhau. Điều quan trọng là bất kỳ sự bất đồng và khác biệt ấy đều được tôn trọng.

Ngược lại các dấu hiệu báo động đỏ bạn cần lưu ý như:

  • Một trong hai hạ thấp nhau, cho rằng ý tưởng của đối phương là ngu ngốc.
  • Bạn sợ phản ứng của đối phương khi đưa ra ý kiến ​​hoặc không đồng ý với họ.
  • Sự tôn trọng chính là dấu hiệu của green flag, là khi cả hai người cùng thảo luận về một vấn đề, cả hai đều thoải mái chia sẻ quan điểm cá nhân; kể cả khi quan điểm có khác nhau hoàn toàn thì hai bạn đều cảm nhận được sự tôn trọng từ nhau. Ngoài ra, họ cũng không hối thúc bạn làm bất cứ điều gì mà mình chưa sẵn sàng, về mặt thể chất và cảm xúc.

    7. Có cùng giá trị chung

    Thoạt đầu khi mới hẹn hò, bạn sẽ chưa thể xác định được những biểu hiện green flag ở đối phương là gì. Tuy nhiên có một biểu hiện của green flag mà bạn nên tinh tế nhận ra, đó chính là cả hai bạn có cùng một số giá trị sống như: Niềm tin, lẽ sống, mục tiêu, ước mơ…

    Bạn có biết, một trong những lý do khiến các cặp đôi tan vỡ chính là cả hai không có tầm nhìn chung, không có cùng các giá trị sống. Do đó, khi còn đang trong quá trình tìm hiểu, hai bạn càng chia sẻ và làm rõ các giá trị và niềm tin với nhau càng nhiều càng tốt.

    8. Hỗ trợ và nuôi dưỡng ước mơ của bạn

    Hơn ai hết, người ấy luôn muốn giúp và sẵn sàng tìm cách để bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày. Ngoài ra, khi bạn yêu một người có ước mơ và hoài bão, bạn cũng sẽ được truyền cảm hứng để phấn đấu.

    Green flag xuất hiện khi người ấy luôn tìm đủ mọi cách để giúp bạn trở nên tốt hơn, khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ. Không những vậy, họ liên tục chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm sống cá nhân cho bạn, để bạn mở rộng tầm nhìn của bản thân.

    9. Sẵn sàng thỏa hiệp nhưng có giới hạn

    Khi yêu, chúng ta dễ dàng nói đồng ý với đối phương một cách vô điều kiện, nhưng không phải lúc nào cả hai cũng có thể thể thoả hiệp về mọi thứ. Do đó, một trong những biểu hiện của green flag đó là cả hai rất sẵn sàng thỏa hiệp và thiết lập ranh giới của riêng mỗi người.

    Khi bạn hiểu rõ các giá trị cá nhân, điều bạn cần làm đó là giao tiếp cởi mở với đối phương, để người ấy hiểu được niềm tin và giá trị sống của bạn. Điều này sẽ giúp hai bạn hiểu nhau và kết nối với nhau bền chặt hơn.

    10. Cả hai đều có không gian riêng

    Trong một mối quan hệ tình cảm, đôi khi hai người không nhất thiết phải thường xuyên ở bên nhau hay ‘dính lấy nhau như sam’. Lâu dần, việc quá dữa dẫm vào nhau vô tình sẽ gây hại cho cả hai, vừa mất đi không gian và vừa bi giới hạn thời gian để học tập và phát triển.

    Thời gian đầu, việc ở cạnh nhau sẽ cho cả hai cơ hội tìm hiểu và chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên nếu kéo dài đến khi một người trở nên quá phụ thuộc và một người cảm thấy mệt mỏi vì cho đi quá nhiều; lúc ấy mối quan hệ sẽ dần trở nên độc hại hay còn gọi là toxic relationship.

    Bạn cảm thấy bản thân được tự do và thoải mái khi ở bên cạnh người này. Đó là dấu hiệu của một lá cờ xanh chính hiệu

    Kết luận

    Tóm lại, green flag là những dấu hiệu tích cực, cho thấy bạn nên duy trì và nuôi dưỡng mối quan hệ này. Ngoài những dấu hiệu của green flag đã kể trên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các dấu hiệu như red flag (cờ đỏ)yellow flag (cờ vàng).

    Hiểu được ý nghĩa và dấu hiệu của các lá cờ hay cụ thể là green flag là cơ sở để bạn có thể đánh giá và nhìn nhận một mối quan hệ được khách quan hơn. Từ đó giúp bạn biết khi nào nên buông và khi nào nên giữ một mối quan hệ.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn chuyên môn:

    Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Ngọc Trâm

    Tham vấn tâm lý · Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 5 ngày trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo