backup og meta

Xét nghiệm cortisol trong máu là gì? Những lưu ý bạn nên biết

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm Cortisol

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

xét nghiệm cortisol

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm cortisol trong máu là gì?

Xét nghiệm cortisol trong máu sử dụng một mẫu máu để đo nồng độ của cortisol trong máu của bạn. Cortisol là một hormone steroid do tuyến thượng thận tiết ra. Các tuyến thượng thận nằm phía trên quả thận của bạn. Người ta còn gọi đây là xét nghiệm cortisol trong huyết thanh.

Cortisol là một hormone steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận của bạn. Nó được sản xuất ra nhờ vào sự kích thích của ACTH (gọi hormon hướng vỏ thượng thận được sản xuất bởi tuyến yên). Hormone hướng vỏ thượng thận có vai trò kích thích sự tiết hormone ở vỏ thượng thận (tuyến thượng thận được chia làm hai phần, phần vỏ và phần tủy) của bạn.

Cortisol có nhiều chức năng. Nó giúp cơ thể bạn sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng, và cortisol còn được cơ thể bạnsử dụng để phản ứng lại stress và các trường hợp nguy hiểm. Đây là một phản ứng bảo vệ tự nhiên xảy ra khi ta nhận thức được mối đe dọa hoặc nguy hiểm. Một loạt các phản ứng sinh lý sẽ khiến cortisol và nồng độ hormone thượng thận tăng cao, dẫn đến việc tạo ra nhiều năng lượng và sức mạnh để đối phó với nguy hiểm.

Trong trường hợp gặp nguy hiểm, cortisol sẽ ngăn chặn bất kỳ chức năng không cần thiết hoặc gây bất lợi cho việc đối phó với nguy hiểm. Lúc này, có thể nhịp tim tăng nhanh, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy và hoảng loạn.

Việc sản sinh cortisol cũng ức chế quá trình tăng trưởng, tiêu hóa và hoạt động hệ thống sinh sản và làm thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch.

Thông thường, nồng độ cortisol tăng lên vào buổi sáng và đạt đỉnh cao nhất trong máu của bạn vào lúc 7 giờ sáng. Cortisol sụt giảm rất thấp vào buổi tối và trong suốt giai đoạn đầu của giấc ngủ của bạn. Nhưng nếu bạn ngủ vào ban ngày và thức về ban đêm, chu kỳ cortisol nói trên có thể thay đổi. Nếu bạn không có chu kỳ tăng giảm nồng độ cortisol trong ngày, có thể bạn bị cường tuyến thượng thận. Tình trạng này được gọi là hội chứng Cushing.

Khi nào thì bạn cần xét nghiệm cortisol trong máu?

Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem mức độ sản xuất cortisol có quá cao hay quá thấp hay không. Có những rối loạn nhất định như bệnh Addison (suy tuyến thượng thận) và hội chứng Cushing sẽ ảnh hưởng đến lượng cortisol được sản xuất ra bởi tuyến thượng thận. Xét nghiệm này được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh trên và giúp đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận và tuyến yên của bạn.

Do đó, bác sĩ của bạn có thể chỉ định xét nghiệm đo nồng độ cortisol trong máu nếu bạn có những triệu chứng gợi ý hội chứng Cushing, như là:

Xét nghiệm này cũng dùng để chẩn đoán bệnh Addison nếu bạn có những triệu chứng gợi ý như:

  • Sụt cân;
  • Yếu cơ;
  • Mệt mỏi;
  • Hạ huyết áp;
  • Đau bụng;
  • Những mảng da thẫm màu.

Đôi khi sự giảm sản xuất cortisol có thể kết hợp với stress gây ra suy tuyến thượng thận và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Những triệu chứng của có thể gồm:

  • Đau khởi phát đột ngột tại vùng thắt lưng, bụng, hoặc chân;
  • Nôn ói và tiêu chảy, dẫn đến mất nước;
  • Hạ huyết áp;
  • Rối loạn tri giác.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi xét nghiệm cortisol trong máu?

Hội chứng Cushing thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm tìm cortisol trong nước tiểu 24 giờ thay vì xét nghiệm cortisol trong máu.

Có một vài xét nghiệm khác cũng có thể giúp xác định xem tuyến yên hoặc tuyến thượng thận có hoạt động tốt hay không bao gồm xét nghiệm kích thích nội tiết tố vỏ thượng thận (ACTH) và nghiệm pháp ức chế bằng dexamethasone. Xét nghiệm kích thích ACTH có thể được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Addison.

Nóng, lạnh, nhiễm trùng, chấn thương, luyện tập, béo phì và suy nhược có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cortisol trong máu của bạn. Thai kỳ, stress về thể lực và cảm xúc có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu. Cortisol có thể giảm do tác động của bệnh cường giáp hay béo phì. Một số thuốc, nhất là thuốc tránh thai đường uống, cortisol tổng hợp, và thuốc lợi tiểu spinorolactone có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu của bạn.

Người lớn có nồng độ cortisol hơi cao hơn so với trẻ em.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu?

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm vào buổi sáng. Điều này rất quan trọng bởi vì mức độ cortisol sẽ thay đổi liên tục trong suốt cả ngày.

Bạn cũng sẽ được yêu cầu không tập thể dục mạnh trong vòng một ngày trước khi xét nghiệm.

Bạn cũng có thể được yêu cầu tạm ngưng dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc xét nghiệm, các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh;
  • Estrogen (trong một số loại thuốc tránh thai);
  • Androgen;
  • Các loại glucocorticoids tổng hợp như hydrocortisone, prednisoneprednisolone (thường dùng như điều trị kháng viêm).

Quy trình thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu là gì?

Nhân viên xét nghiệm sẽ lấy máu như sau:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để chứa máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm cortisol trong máu?

Khi băng quấn chặt lấy tay, bạn sẽ cảm thấy tay bị cứng và không thể cảm nhận được gì khi kim được đặt vào. Trong vài trường hợp, bạn có thể cảm giác nhói tạm thời như khi bị côn trùng hoặc cảm giác châm chích.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Kết qu bình thường:

Kết quả bình thường đối với một mẫu máu lấy vào lúc 8 giờ sáng sẽ nằm trong phạm vi từ 6 đến 23 microgram mỗi decilít (mg/dL).

Kết qu bt thường:

Khi kết quả cao hơn so với nồng độ cortisol bình thường thì nó có thể là dấu hiệu của:

  • Bệnh Cushing, nguyên nhân là do do sự tăng trưởng quá mức của tuyến yên dẫn tới việc sản xuất quá nhiều ACTH;
  • Khối u ở tuyến thượng thận dẫn đến việc sản xuất cortisol dư thừa;
  • Khối u ở những nơi khác trong cơ thể cũng có khả năng sản xuất cortisol;

Khi kết quả thấp hơn so với nồng độ cortisol bình thường thì nó có thể là dấu hiệu của:

  • Bệnh Addison, bệnh này xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortisol;
  • Suy tuyến yên, bệnh này xảy ra khi tuyến yên không kích thích đủ tuyến thượng thận khiến cho tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortisol.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cortisol. https://labtestsonline.org/understanding/analytes/cortisol/tab/test/. Ngày truy cập 26/10/2015

Cortisol. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/cortisol-14668?page=2. Ngày truy cập 26/10/2015

Cortisol blood test. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003693.htm. Ngày truy cập 26/10/2015

Cortisol Test

https://medlineplus.gov/lab-tests/cortisol-test/

Truy cập ngày 18/06/2021

Cortisol Test

https://www.uclahealth.org/endocrine-center/cortisol-test

Truy cập ngày 18/06/2021

Cortisol (Blood)

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=167&contentid=cortisol_serum

Truy cập ngày 18/06/2021

Phiên bản hiện tại

18/06/2021

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Top 4 Bệnh viện và Phòng khám Đa khoa Quốc tế uy tín tại Bình Dương

Những thông tin hữu ích về xét nghiệm prolactin


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 18/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo