backup og meta

Hội chứng tái dưỡng là gì? Những điều người ăn kiêng không nên bỏ qua

Hội chứng tái dưỡng là gì? Những điều người ăn kiêng không nên bỏ qua

Hội chứng tái dưỡng (Refeeding syndrome) được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1940. Đối tượng mắc hội chứng này thường là những người suy dinh dưỡng hoặc người nhịn đói lâu ngày đang bắt đầu dung nạp thức ăn trở lại.

Các nghiên cứu từ trước đến nay đều cho thấy hội chứng tái dưỡng là một hiện tượng khá phức tạp và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng, nếu tình trạng này được phát hiện kịp thời thì các bác sĩ vẫn có thể giúp bạn điều dưỡng và ngăn chặn các rủi ro về sức khỏe. Đặc biệt là đối với những người đang ăn kiêng, những thông tin liên quan đến hội chứng tái dưỡng sẽ là điều mà bạn không nên bỏ qua để phòng ngừa tối đa nguy cơ gặp phải hội chứng nguy hiểm này.

Hội chứng tái dưỡng là gì?

Đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức dành cho hội chứng tái dưỡng vì đây là tình trạng tương đối phức tạp.

Thông thường, bạn có thể hiểu đây là một hiện tượng xảy ra do sự tái tạo glucose, còn được biết đến như sự thay đổi về nội tiết tố và khả năng chuyển hóa của cơ thể, khi một người bị suy dinh dưỡng hoặc nhịn đói lâu ngày bắt đầu ăn trở lại.

Từ đó, chính những biến đổi này sẽ gây ra sự mất cân bằng điện giải và chất lỏng cho bệnh nhân. Trong đó, biểu hiện đặc trưng nhất chính là sự thiếu thiamine, giảm đi phosphat, kali, magie… trong máu. Một khi cạn kiệt những chất điện giải này thì sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng của một số cơ quan như tim, phổi, hệ thần kinh… và cuối cùng gây ra tử vong.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tái dưỡng

nguyên nhân gây ra hội chứng tái dưỡng

Hiện tượng bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc người nhịn đói lâu ngày thường có nguy cơ mắc hội chứng tái dưỡng là do sự thay đổi liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng và nội tiết tố.

Sau một thời gian nhịn đói, cơ thể thường sản xuất ít insulin hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng không có đủ carbohydrate để chuyển hóa năng lượng và cơ thể phải dùng chất béo và protein dự trữ để thay thế.

Cho đến khi bạn dung nạp thức ăn trở lại, cơ thể sẽ không còn phụ thuộc vào chất béo và protein dự trữ nữa. Lúc này, lượng glucose tăng lên đột ngột và cơ thể phản ứng bằng cách tiết nhiều insulin hơn. Sau đó, insulin sẽ kích thích tế bào hấp thụ kali, magie, phosphat… từ máu và dẫn đến kết quả là huyết thanh bị cạn kiệt những khoáng chất này.

Khi máu bị thiếu hụt chức năng của những chất điện giải quan trọng và tốc độ trao đổi chất thay đổi nhanh chóng sẽ gây ra một số vấn đề liên quan đến tim, phổi, thận, tiêu hóa, thần kinh… Tình trạng này được gọi là hội chứng tái dưỡng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng tái dưỡng

Hội chứng tái dưỡng thường xảy ra khi một người không nhận đủ chất dinh dưỡng. Điều này có thể bao gồm những nguyên nhân sau đây:

  • Bị suy dinh dưỡng
  • Ăn kiêng khắc nghiệt hoặc sai cách
  • Người sống ở vùng có nạn đói.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tái dưỡng, bao gồm:

Các triệu chứng cần lưu ý

triệu chứng của hội chứng tái dưỡng

Các chất điện giải đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, nếu bị mất cân bằng điện giải do hội chứng tái dưỡng thì bạn nên lưu ý đến một số triệu chứng sau:

  • Giảm phosphat trong máu nghiêm trọng (<0.4 mmol/L): co giật, mất ý thức, loạn nhịp tim, suy tim…
  • Hạ canxi trong máu nghiêm trọng (<0.4 mmol/L): loạn nhịp tim, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật…
  • Hạ kali trong máu nghiêm trọng (<2.5 mmol/L): tắc ruột, ức chế hô hấp, tê liệt, loạn nhịp tim, ngừng tim.
  • Thiếu vitamin: hạ thân nhiệt, hôn mê, bệnh não Wernicke, hội chứng Korsakoff (giảm trí nhớ, lẫn lộn, thay đổi hành vi)…

Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm:

Phương pháp điều trị

Người mắc hội chứng tái dưỡng cần được bổ sung đủ nồng độ chất điện giải như bình thường. Các bác sĩ thường giúp bệnh nhân bổ sung chất điện giải bằng cách truyền những khoáng chất này qua tĩnh mạch.

Thay thế vitamin, chẳng hạn như thiamine cũng có thể điều trị một số triệu chứng nhất định. Bệnh nhân cần tiếp tục bổ sung vitamin và chất điện giải cho đến khi đạt được mức độ ổn định. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh quá trình dung nạp thức ăn trở lại với tốc độ phù hợp để nhanh phục hồi.

Điều quan trọng nữa là bệnh nhân sẽ được quan sát liên tục trong bệnh viện. Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ theo dõi mức điện giải và tình trạng của cơ thể bằng các xét nghiệm như phân tích nước tiểu và máu. Từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

Để phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị hội chứng tái dưỡng, cách tốt nhất là bạn nên tự nâng cao nhận thức về hội chứng này. Đồng thời, nếu đang ăn kiêng hoặc có dấu hiệu chán ăn, suy dinh dưỡng thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để ăn kiêng đúng cách, cải thiện vấn đề cân nặng an toàn và hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Refeeding syndrome: what it is, and how to prevent and treat it

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2440847/ Truy cập ngày 28/06/2021

Refeeding Syndrome

https://badgut.org/information-centre/a-z-digestive-topics/refeeding-syndrome/ Truy cập ngày 28/06/2021

Refeeding Syndrome

https://emcrit.org/ibcc/refeeding/ Truy cập ngày 28/06/2021

Refeeding syndrome in a patient with advanced Kidney failure due to Nephronophthisis

https://www.sjkdt.org/article.asp?issn=1319-2442;year=2013;volume=24;issue=6;spage=1217;epage=1222;aulast=El-Reshaid Truy cập ngày 28/06/2021

What is refeeding?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322120 Truy cập ngày 28/06/2021

Phiên bản hiện tại

30/06/2021

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | New Office Introduction

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tổng quan về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo