4. Người lao động nhiễm Covid-19 trước ngày 1/3/2022 thuộc thành viên công đoàn được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng
Quyết định 3749/QĐ-TLĐ (ngày 15/12/2021) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định người lao động là thành viên công đoàn mắc Covid-19 và không vi phạm quy định về phòng chống dịch được hỗ trợ:
- Nếu triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế, có xác nhận của cơ quan y tế: tối đa 3 triệu đồng
- F0 điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế dưới 21 ngày, có xác nhận của cơ quan y tế: tối đa 1.5 triệu đồng
Tuy nhiên, quy định này đã ngưng hiệu lực từ ngày 1/3/2022. Việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chi hỗ trợ cho F0 bị nhiễm Covid-19 trước ngày 1/3/2022 (theo quyết định 3749/QĐ-TLĐ) được thực hiện chậm nhất đến ngày 31/3/2022.
F0 là thành viên công đoàn mắc Covid-19 từ ngày 1/3/2022 được hỗ trợ, thăm hỏi, trợ cấp (kể cả F0 đã tử vong) theo quyết định số 4290/QĐ-TLĐ (về việc thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn cơ sở) và 4291/QĐ-TLĐ (về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn), hiệu lực từ ngày 1/3/2022.
Có thể bạn quan tâm Toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM
Tóm lại, người lao động là F0 điều trị tại nhà có được hưởng những chế độ bảo hiểm xã hội nào? Với điều kiện gì?

Như vậy người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là F0 điều trị tại nhà có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không cần xét theo 2 trường hợp:
Có xác nhận điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú hưởng BHXH của cơ sở y tế sẽ được hưởng các quyền lợi:
- Chế độ ốm đau và nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
- Hỗ trợ từ công đoàn nếu là thành viên công đoàn bị Covid-19 trước ngày 1/3/2022.
Đối với người lao động là F0 không triệu chứng hoặc nhẹ, cách ly tự điều trị tại nhà, các cơ sở thu dung hoặc cơ sở 3 tại chỗ mà không có xác nhận điều trị nội trú hoặc ngoại trú hưởng BHXH của cơ sở y tế thì được hưởng:
- Nghỉ phép năm hưởng lương theo quy định của Luật Lao động và hợp đồng lao động
- Các hỗ trợ khác (nếu có) của đơn vị sử dụng lao động.
Đối với những trường hợp F0 điều trị tại nhà không có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chăm sóc, quản lý nói trên, theo đề xuất của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế cho hay đang nghiên cứu để đề xuất các nội dung chưa được quy định trong các văn bản luật để trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành nghị quyết, giải quyết.
F0 điều trị tại nhà cần làm gì để hưởng trợ cấp ốm đau của bảo hiểm xã hội?

Để hưởng chế độ ốm đau, trong vòng 45 ngày từ khi làm việc trở lại, người lao động cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động:
- Nếu điều trị nội trú: bản sao giấy ra viện, có chứng nhận của y bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (nếu có)
- Nếu điều trị ngoại trú: bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu 56/2017). Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 liên hệ với cơ sở y tế chịu trách nhiệm chăm sóc, quản lý để được cấp giấy này.
Đơn vị sử dụng lao động sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong tối đa 10 ngày làm việc. Nếu nộp muộn khiến cho doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động phải giải trình lý do bằng văn bản.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ trong tối đa 6 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Người lao động có thể nhận tiền hỗ trợ thông qua tài khoản ngân hàng cá nhân hoặc đơn vị sử dụng lao động.
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau, hỗ trợ từ công đoàn và nghỉ việc tính vào phép năm được thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
Mong rằng, với thắc mắc người lao động là F0 điều trị tại nhà có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hay không, bạn đọc đã có được những giải đáp thiết thực để có thể tận dụng tối đa sự hỗ trợ dành cho mình trong tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng như hiện nay.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!