Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản là gì và được thể hiện ra sao? Có hay không có nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm nhân thọ?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản là gì và được thể hiện ra sao? Có hay không có nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm nhân thọ?
Để hiểu rõ nguyên tắc bồi thường trong các loại hình bảo hiểm mời bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau!
Nếu bạn chưa biết thì đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà lĩnh vực bảo hiểm dựa vào đó để hoạt động. Nội dung của nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm rất ngắn gọn như sau:
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giá trị bồi thường bởi bảo hiểm không vượt quá tổn thất người được bảo hiểm phải chịu.
Nguyên tắc này là đặc trưng quan trọng, làm căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm của những loại bảo hiểm có mục đích bồi thường.
Bồi thường là bù đắp cho những tổn thất có thể đong đếm và quy được thành tiền. Việc bồi thường chỉ phát sinh khi thiệt hại đã xảy ra.
Vì thế nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm chỉ áp dụng cho các loại bảo hiểm đối với tài sản và thiệt hại đo lường được, mà không áp dụng cho đối tượng được bảo hiểm là tính mạng con người.
Ví dụ như:
Khi tham gia bảo hiểm tài sản, người tham gia cần phải nắm rõ nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản.
Đối tượng của loại bảo hiểm này là tài sản. Không như con người, tài sản có thể được định giá, và thay thế. Vì vậy bồi thường là mục đích của bảo hiểm tài sản.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản thể hiện ở các đặc điểm sau:
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm giao kết chỉ được bằng hoặc thấp hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết. Nếu vô ý giao kết số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị tài sản (còn gọi là hợp đồng bảo hiểm trên giá trị), doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phần phí bảo hiểm chênh lệch tương ứng cho người mua.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản quy định rằng doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường không vượt quá thiệt hại thực tế.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy định trên tại Điều 42 và 43 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam (số 24/2000/QH10).
Doanh nghiệp bảo hiểm được mặc định là bên chịu trách nhiệm và chi phí giám định tổn thất. Nếu không đồng ý với kết quả giám định này, hai bên có thể thống nhất một giám định viên độc lập hoặc yêu cầu Tòa án cử giám định viên độc lập và tuân theo kết quả giám định đó.
Bảo hiểm trùng là trường hợp một tài sản trong cùng một sự kiện được bồi thường bởi hai hoặc nhiều hợp đồng bảo hiểm (tham khảo thêm tại Điều 44 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000).
Khi đó, nguyên tắc đóng góp bồi thường quy định rằng mỗi hợp đồng có trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Như vậy, tổng số tiền bồi thường người được bảo hiểm nhận được sẽ không lớn hơn thiệt hại thực tế người đó phải chịu. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản.
Quy tắc này còn được gọi là nguyên tắc thế quyền, được hiện thực hóa ở Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000.
Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản này quy định rằng người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn đối với số tiền bồi thường đã nhận từ bảo hiểm. Nhờ đó, doanh nghiệp bảo hiểm có thể lấy lại từ bên thứ ba phần tiền bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thứ ba đó.
Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền hoặc từ chối nhận bồi thường của bên thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bảo hiểm theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
Mục đích của nguyên tắc thế quyền là:
Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu bồi hoàn bên thứ ba là người thân của người được bảo hiểm (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột), trừ khi lỗi là cố ý.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra, yêu cầu và hỗ trợ người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài sản theo luật định.
Pháp luật quy định người được bảo hiểm không được để mặc tài sản hư hỏng, trừ khi có lý do chính đáng như tránh tổn thất chung, cứu người, trường hợp khẩn cấp… được công nhận. Quy định này có mục đích:
Tính mạng của người được bảo hiểm là đối tượng của bảo hiểm nhân thọ. Mà tính mạng con người thì không thể được định giá hay thay thế. Vì vậy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có mục đích bồi thường, vì thiệt hại trong trường hợp này không thể quy thành tiền được.
Như vậy có thể khẳng định, không có nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm nhân thọ. Điều đó thể hiện ở các đặc điểm như sau:
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (ví dụ, người được bảo hiểm tử vong), người thụ hưởng sẽ nhận số tiền chi trả dựa trên số tiền bảo hiểm đã giao kết và các điều khoản của hợp đồng. Việc chi trả này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại, nhưng là thực hiện cam kết theo mức khoán mà hợp đồng đã quy định.
Với bảo hiểm nhân thọ, khi xảy ra rủi ro tính mạng, người thụ hưởng nhận được nguyên vẹn quyền lợi theo từng hợp đồng riêng biệt, không liên quan đến sự tồn tại của những hợp đồng khác. Nhờ đó, một người có thể tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để tăng thêm mức bảo vệ cho bản thân và gia đình của mình.
Nếu bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tử vong, thương tật hoặc đau ốm cho người được bảo hiểm, họ sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu bên thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm, mà vẫn phải thực hiện chi trả theo hợp đồng đã cam kết.
Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu đúng khái niệm “Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm”, biết được nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm tài sản được quy định ra sao cũng như tránh được cách gọi không chính xác về “nguyên tắc bồi thường” trong bảo hiểm nhân thọ.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!