
Những trường hợp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mà được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: Thời gian đóng này sẽ được tính vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp, nói cách khác là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.
Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu
Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu rất đơn giản. Cụ thể như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Số tháng đóng đã hưởng trợ cấp được tính theo nguyên tắc, cứ mỗi tháng hưởng trợ cấp tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Cách tính mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Số tiền đóng là tỷ lệ phần trăm của mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thường được gọi là lương cứng.
Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH, cụ thể như sau:

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 2% mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó người lao động và doanh nghiệp mỗi bên đóng 1%.
Lưu ý là mức đóng tối đa bảo hiểm thất nghiệp được quy định kể từ ngày 1/1/2015, nếu lương của người lao động vượt quá:
- 20 lần mức lương cơ sở (trường hợp chế độ tiền lương do nhà nước quyết định) hoặc
- 20 lần mức lương tối thiểu vùng (trường hợp chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định)
Thì mốc trên sẽ làm căn cứ để tính mức đóng. (Điều 58 Luật việc làm 38/2013/QH13)
Bảo hiểm thất nghiệp: Tự nguyện hay bắt buộc?
Điều 43 Luật Việc làm 38/2013/QH13 quy định cụ thể:
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc tham gia nhưng chỉ áp dụng cho người lao động trong các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, hiện tại nhà nước ta chưa áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện.
Mong rằng cùng với câu hỏi “bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào” và những thông tin liên quan, bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp và quyền lợi của bản thân.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!