backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều cần biết về chế độ thai sản của chồng năm 2022

Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/10/2022

    Những điều cần biết về chế độ thai sản của chồng năm 2022

    Bạn có biết khi vợ sinh con, bạn cũng được cũng được hưởng chế độ thai sản của chồng. Vậy chế độ thai sản cho nam bao gồm có những gì và phải đáp ứng những điều kiện cụ thể nào? 

    Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về quyền lợi và các điều kiện cụ thể xoay quanh chế độ bảo hiểm này bạn nhé!

    Chế độ thai sản là gì?

    Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi mang thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ thai sản nhằm hỗ trợ một phần thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, mang thai hộ, thực hiện các biện pháp tránh thai… và cho lao động nam khi có vợ sinh con hay mang thai hộ… 

    Điều kiện để lao động nam hưởng chế độ thai sản của chồng 

    Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp: 

    • a, Lao động nữ mang thai
    • b, Lao động nữ sinh con 
    • c, Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ 
    • d, Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi 
    • đ, Lao động nữ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản 
    • e, Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con hay mang thai hộ 

    Như vậy theo như quy định trên (cụ thể là ở điều đ và e), chế độ thai sản của chồng sẽ gồm 2 trường hợp: thực hiện biện pháp triệt sản hoặc đang đóng BHXH có vợ sinh con. 

    Trong trường hợp người chồng đóng BHXH có vợ sinh con, để được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: 

    • Chỉ có cha tham gia BHXH: Cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
    • Trường hợp mang thai hộ: Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
    • Trường hợp người mẹ tham BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Người cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của chồng là bao lâu? 

    chế độ thai sản cho chồng

    Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con 

    Theo Khoản 2, khoản 4, khoản 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau: 

    • 05 ngày làm việc: Trường hợp thông thường 
    • 07 ngày làm việc: Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
    • 10 ngày làm việc: Trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc 
    • 14 ngày làm việc: Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật. 

    Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, lao động nam được nghỉ với thời gian dài hơn, cụ thể gồm: 

    • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
    • Trường hợp cha tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian thai sản còn lại của mẹ.
    • Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

    Thời gian hưởng chế độ thai sản của chồng khi thực hiện biện pháp triệt sản

    Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian tối đa là 15 ngày.

    Thời gian nghỉ tính bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Mức hưởng chế độ thai sản của chồng được quy định như thế nào? 

    chế độ thai sản cho chồng

    Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 mức hưởng chế độ thai sản được quy định cụ thể như sau:

    Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản: 

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: 
    • a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
    • b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày
    • c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

    Theo như quy định trên mức hưởng chế độ thai sản cho chồng được tính theo công thức:

    Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng = Mbq6t / 24 *số ngày nghỉ

    Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng Bảo hiểm xã hội.

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam gồm những gì?

    Để được hưởng chế độ thai sản cho chồng, lao động nam cần nộp một các giấy tờ sau: 

    • Bản sao giấy khai sinh của con có họ tên cha hoặc trích lục giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh có kèm theo bản sao hộ khẩu
    • Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà Giấy chứng sinh không thể hiện: Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có) 
    • Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có)
    • Tờ khai theo Mẫu C70a-HD

    Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài, các độc giả đã hiểu rõ về chế độ thai sản cho nam để tránh bị thiệt thòi.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Lan Quan


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo