backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 20/06/2022

Uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không?

Uống thuốc tránh thai đang là một trong những phương pháp ngừa thai phổ biến, hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai. Điều này khiến nhiều người khá lo lắng vì không biết uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không? Cùng Hellobacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về thuốc tránh thai 

Thuốc tránh thai dạng viên uống có chứa hormone ngăn ngừa mang thai. Có 2 loại thuốc tránh thai thông thường:

1. Thuốc tránh thai hàng ngày (2 loại) bao gồm:

  • Loại chứa 2 hormone estrogen và progestin
  • Loại chỉ chứa progestin

Thuốc tránh thai hàng ngày có hiệu quả nhất khi bạn sử dụng thuốc đều đặn và nhất quán vào cùng một khung giờ mỗi ngày.

>>> Hãy đọc thêm: Uống thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu thì quan hệ được?

Uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai

2. Thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa liều Levonorgestrel cao hơn thuốc tránh thai hằng ngày, giúp ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn không để xảy ra hiện tượng rụng trứng. Thuốc tránh thai khẩn cấp phát huy hiệu quả ngừa thai cao nhất khi được dùng trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ phương pháp bảo vệ nào.

Ngoài ra, thuốc tránh thai khẩn cấp còn 1 loại khác là Mifepristone, có thể uống trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ.

Bạn cũng có thể uống thuốc ngừa thai khẩn cấp trong trường hợp quên uống thuốc tránh hàng ngày nhưng có quan hệ tình dục sau đó.

>>> Tham khảo thêm: Cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả ngừa thai

Uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không?

Trường hợp đang sử dụng thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai sau đó khiến nhiều chị em lo lắng vì không biết uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không và thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi đang phát triển. Tin tốt là thuốc tránh thai hàng ngày đã được chứng minh là an toàn trong thai kỳ sớm (1) và không nguy hiểm tới sức khoẻ cho mẹ và em bé. 

Mặc dù một số thông tin đề xuất mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai mà vẫn mang thai làm tăng nguy cơ sinh non hoặc vấn đề bất thường đường tiết niệu bẩm sinh. Tuy nhiên những lo ngại chưa được chứng minh và không được quan sát thấy trong kinh nghiệm lâm sàng.

Uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai

Nếu bạn có những dấu hiệu mang thai sớm như ra máu, trễ kinh, đau bụng âm ỉ, buồn nôn, căng tức ngực, táo bón,… bạn nên mua que thử thai hoặc gặp bác sĩ để kiểm tra. Trong trường hợp que thử thai 2 vạch và biết mình đã mang thai, bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai ngay. Bởi mang thai trong khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng xảy ra khi phôi được thụ tinh gắn bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. 

Nguyên nhân uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai

Mặc dù uống thuốc tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao nhưng một số nguyên nhân có thể khiến thuốc giảm tác dụng, dẫn đến việc uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai. Những nguyên nhân ấy có thể là:

  • Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày: Đây là loại thuốc được sản xuất để dùng hàng ngày. Nếu bạn bỏ lỡ một ngày quên không uống, nồng độ hormone thuốc có thể không ở mức đủ nhất quán để ngừa thai hiệu quả.
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy nặng: Một số người buồn nôn sau khi uống thuốc tránh thai. Bạn nên uống ngay lại 1 viên thuốc tránh thai sau khi bị nôn hay bị tiêu chảy để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc.
  • Không uống thuốc đúng giờ mỗi ngày: Bạn cần duy trì uống thuốc tránh thai đúng giờ mỗi ngày để đảm bảo thuốc có thể duy trì mức độ hormone nhất quán hơn. Mỗi người nên uống thuốc trong cùng khung thời gian 3 giờ mỗi ngày. Nếu lỡ quên bạn nên sử dụng thuốc tránh thai dự phòng cho 7 ngày tiếp theo hoặc tránh quan hệ tình dục. Bạn có thể cài báo thức nhắc nhở để đảm bảo uống thuốc tránh thai đúng giờ.
Theo CDC, nếu bạn quên và bỏ lỡ hai hoặc nhiều viên thuốc liên tiếp, bạn nên sử dụng thuốc tránh thai thay thế hoặc tránh quan hệ tình dục cho đến khi quay lại uống thuốc tránh thai trong 7 ngày tiếp theo.

>>> Mời bạn tìm hiểu thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai

Uống thuốc tránh thai hàng ngày có tốt không?

Việc uống thuốc tránh thai không những giúp ngăn ngừa thai ngoài ý muốn mà còn còn mang lại một số lợi ích sau đây:

  • Giảm mụn
  • Ngăn ngừa u nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung 
  • Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng trong buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung 
  • Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu (sắt)
  • Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt PMS (premenstrual syndrome), giúp bạn thoải mái hơn
  • Duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

>>> Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu dài có hại không?

uống thuốc tránh thai vẫn có thai

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng mẹo sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày an toàn và đúng cách như 

  • Đọc và làm theo hướng dẫn cẩn thận trước khi sử dụng thuốc tránh thai
  • Luôn uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng giờ 
  • Áp dụng ứng dụng trong điện thoại để theo dõi các giai đoạn kinh nguyệt và có báo thức nhắc nhở uống thuốc đúng giờ 
  • Luôn chuẩn bị gói thuốc mới ít nhất 1 tuần trước khi gói thuốc cuối cùng sắp hết
  • Uống thuốc tránh thai lại ngay nếu lỡ quên
  • Sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng như sử dụng bao cao su, nếu lỡ quên uống hai hoặc nhiều viên thuốc liên tiếp.

Không phải trường hợp uống thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Song bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay sau khi phát hiện mình mang thai. Bạn có thể đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khoẻ sinh sản và sức khỏe của thai kỳ. 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 20/06/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo