
Sau khi được giải đáp, Hellobacsi tin rằng Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? sẽ không còn là mối quan ngại lớn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, một số lầm tưởng về chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn mang thai, dù bạn đã tiêm thuốc ngừa thai.
Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh? Nếu bạn đã ngừng tiêm thuốc tránh thai, có thể mất vài tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại như trước. Sau 12-13 tuần (3 tháng) kể từ khi bạn tiêm thuốc ngừa thai, khả năng bạn mang thai là rất cao. Đồng thời, sau thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể chưa quay lại ngay lập tức. Chính vì điều này, nhiều người lầm tưởng sự bảo vệ của thuốc ngừa thai vẫn còn hiệu lực. Thực tế, sau 3 tháng, bạn đã có thể mang thai trở lại.
Ngay cả khi bạn vẫn chưa có kinh nguyệt, nếu bạn đã ngừng sử dụng thuốc tiêm ngừa thai, bạn vẫn có thể mang thai.
Vì thế, sau thời gian này, hãy sử dụng một phương pháp ngừa thai khác (chẳng hạn như bao cao su) nếu bạn chưa muốn mang thai.
Những câu hỏi thường gặp về tiêm thuốc tránh thai
Như vậy, bạn đã có đáp án cho thắc mắc tiêm thuốc tránh thai có kinh không. Bên cạnh những vấn đề xoay quanh chu kỳ kinh nguyệt và việc tiêm thuốc tránh thai, có thể bạn quan tâm đến:
Chưa có kinh có tiêm thuốc tránh thai được không?
Bạn có thể tiêm bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt, miễn là bạn không mang thai.
- Nếu bạn tiêm thuốc tránh thai trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ được bảo vệ ngay lập tức để tránh mang thai.
- Nếu bạn tiêm thuốc vào bất kỳ ngày nào khác của chu kỳ, bạn sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung, chẳng hạn như bao cao su, trong 7 ngày.
Ưu điểm của thuốc tiêm tránh thai?
Thuốc tiêm tránh thai được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm sau:
- Hiệu quả ngừa thai cao
- Hầu hết người dùng hoàn toàn không bị chảy máu âm đạo hoặc chảy máu rất nhẹ
- Giúp kinh nguyệt có thể ít đau hơn
- Kéo dài từ 12-13 tuần
- Có thể được sử dụng trong khi cho con bú
- Không bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc khác
- Là một sự lựa chọn khác nếu bạn gặp khó khăn trong việc bổ sung hormone estrogen. Những phương pháp như thuốc tránh thai và vòng đặt âm đạo có chứa cả estrogen và progestogen. Trong khi đó, thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestogen.
Hạn chế của thuốc tiêm tránh thai?
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp ngừa thai này vẫn có một số hạn chế mà bạn nên cân nhắc:
- Làm cho kinh nguyệt của bạn có thể thay đổi. Sau khi tiêm thuốc tránh thai, kinh nguyệt của bạn có thể không đều, nặng hơn, ngắn hơn, nhẹ hơn hoặc ngừng hoàn toàn. Điều này có thể tiếp diễn trong vài tháng sau khi bạn ngừng tiêm.
- Không giúp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Có thể gây tăng cân.
- Một số tác dụng phụ hiếm gặp như: đau đầu, mụn trứng cá, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng.
- Làm giảm mật độ xương, từ đó kiến xương trở nên yếu hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng điều này được cho là không có hại. Nguyên nhân là vì mật độ xương của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn ngừng tiêm thuốc tránh thai.
Ai không nên tiêm thuốc tiêm tránh thai?
Thuốc tiêm tránh thai có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn:
- Có kế hoạch mang thai sớm
- Đã và đang điều trị ung thư vú
- Bị bệnh gan nặng
- Có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim (chẳng hạn như hút thuốc hoặc tiểu đường)
- Có tiền sử bệnh đau tim hoặc đột quỵ.
Tiêm thuốc tránh thai ở đâu?
Lựa chọn tiêm thuốc tránh thai phù hợp người không muốn dùng biện pháp tránh thai hàng ngày và chưa có kế hoạch mang thai trong ít nhất 3 tháng.
Bạn có thể tiêm thuốc tránh thai ngay tại những bệnh viện phụ sản tại địa phương. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt lịch khám và tư vấn tiêm thuốc tránh thai tại những phòng khám Sản – Phụ khoa uy tín. Mời bạn tham khảo mức phí, quy trình và đặt lịch hẹn tiêm thuốc tránh thai tại đây! Điều quan trọng nhất chính là: bạn phải nhận được biện pháp ngừa thai phù hợp với thể trạng, lối sống và mục tiêu của bạn. Khi gặp bác sĩ, bạn hãy đề cập đến các yếu tố như tần suất bạn muốn thực hiện biện pháp tránh thai và kế hoạch mang thai của bạn trong tương lai.
Hy vọng bên cạnh câu trả lời cho: Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? Hello Bacsi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc tiêm ngừa thai.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!