backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cấy que tránh thai là gì? Có an toàn không:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 20/12/2022

Cấy que tránh thai là gì? Có an toàn không:

Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai đang dần phổ biến ở phụ nữ vì hiệu quả kiểm soát sinh sản lâu dài. Tuy nhiên, vẫn nhiều người thắc mắc cấy que tránh thai có an toàn không. Hãy cùng Hellobacsi tìm hiểu mức độ an toàn của phương pháp ngừa thai này.

Bài viết không chỉ trả lời câu hỏi cấy que tránh thai có an toàn không. Những thông tin về triệu chứng sau khi cấy que tránh thai, những tác dụng phụ và rủi ro của cấy que tránh thai cũng sẽ được đề cập. Mời bạn tìm hiểu ngay. 

Cấy que tránh thai là gì?

Que cấy tránh thai là thiết bị ngừa thai được đặt dưới da của phụ nữ. Que cấy tránh thai nhỏ, mảnh, có kích thước chỉ bằng đầu que diêm.

Bộ phận que cấy ghép giải phóng một lượng nhỏ hormone progesterone để làm đặc chất nhầy cổ tử cung và làm mỏng lớp niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Nhờ đó, que cấy mang đến tác dụng ngăn ngừa thai hiệu quả. 

Cơ chế hoạt động của que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai giúp phụ nữ hạn chế nguy cơ mang thai ngoài ý muốn theo 2 cơ chế hoạt động:

  • Làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn tinh trùng di chuyển vào buồng tử cung
  • Ngăn cản quá trình rụng trứng.

>> Đọc thêm: Cấy que tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Các loại que cấy tránh thai phổ biến trên thị trường

  • Implanon : 1 que, hiệu quả tránh thai 3 năm sau khi cấy
  • Jadelle, Sinoplant : 2 que, hiệu quả tránh thai trong 5 năm.
  • Norplant : 6 que, tác dụng trong 5-7 năm.

Quy trình cấy que tránh thai vào cơ thể

Quy trình cấy que tránh thai được chia làm 3 bước: Trước, trong và sau khi cấy que.

Trước khi cấy que

Trước khi tiến hành cấy que tránh thai, bác sĩ sẽ đánh giá về tính ổn định của que cấy tránh thai (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm) và thảo luận các vấn đề sức khỏe với bạn.

Trong khi cấy que

Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ tiêm một lượng nhỏ thuốc gây tê ở phía trong cánh tay không thuận của bạn.
  • Khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở vùng dưới da cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Sau đó, bác sĩ tiến hành quấn băng tại chỗ cấy trong 24 giờ. Việc cấy que tránh thai thường diễn ra trong vòng vài phút.

Sau khi cấy

Bác sĩ sẽ được tư vấn về các biểu hiện bất thường sau khi cấy que và các trường hợp phải gặp bác sĩ.

Cấy que tránh thai có an toàn không?

cấy que tránh thai có an toàn không

Cấy que tráng thai có tốt không? Hiện nay, y học có rất nhiều biện pháp ngừa thai hiệu quả. Nhiều người băn khoăn không biết cấy que tránh thai có an toàn không. Thực tế, cấy que tránh thai là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn cho sức khỏe tổng quát. Hầu như những ca cấy que tránh thai không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. 

Que cấy tránh thai có hiệu quả ngừa thai hơn 99% và có thể kéo dài đến 3 năm.

Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau khi cấy que vào cơ thể. Phương pháp cấy que tránh thai có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, nhưng những điều này thường sẽ biến mất sau vài tháng. 

Ngoài ra, phương pháp cấy que tránh thai không dành cho tất cả mọi người. Một số tình trạng sức khỏe sẽ không phù hợp với biện pháp cấy que tránh thai.

>> Mời bạn đọc: 4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: nguy hiểm khó lường!

Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cấy que tránh thai được đánh giá là một trong những phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều sau:
  • Sau khi cấy que tránh thai, bạn có thể gặp một số triệu chứng và tác dụng phụ. Thế nhưng, một vài tác dụng phụ trong số đó có thể mang lại những tác động tích cực cho sức khỏe.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cấy que tránh thai.

Khi nào que cấy tránh thai phát huy tác dụng?

Nếu bạn được cấy que tránh thai trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt (ngày một là ngày bắt đầu hành kinh), que cấy tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức.

Nếu que được cấy vào một thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt, tác dụng tránh thai sẽ không đảm bảo cho đến 7 ngày tiếp theo. Vì vậy, trong thời gian này bạn phải dùng một biện pháp tránh thai khác khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Trước khi cấy que tránh thai, nữ giới phải đi khám Sản khoa để đảm bảo chắc chắn bản thân không có thai.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai

cấy que tránh thai có an toàn không

Các hormone trong que cấy tránh thai có thể gây ra một số triệu chứng sau khi cấy que tránh thai ở một số người. Thế nhưng điều này không xảy ra với tất cả mọi người. Vẫn có nhiều người sử dụng que cấy mà không gặp vấn đề gì.

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai thường gặp nhất là ra máu ở âm đạo (chảy máu nhẹ hoặc tiết dịch màu nâu), đặc biệt là trong 6-12 tháng đầu. Đôi khi que cấy tránh thai có thể gây ra xuất huyết kéo dài. Các tác dụng phụ của cấy que tránh thai hiếm gặp khác bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đau ngực, đau nhức bầu ngực
  • Buồn nôn
  • Tăng cân
  • U nang buồng trứng
  • Đau hoặc bầm tím trên cánh tay của bạn nơi cấy ghép

>> Gợi ý thêm: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng vẫn có thai: Nguyên nhân là gì?

Cấy que tránh thai có an toàn không? Những tác dụng phụ

Các tác dụng phụ tiêu cực thường biến mất sau vài tháng, khi cơ thể bạn đã quen với thiết bị cấy ghép. Vì vậy, nếu bạn vừa cấy que tránh thai và gặp phải những tác dụng phụ làm phiền bạn, đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng cho cơ thể bạn cơ hội và thời gian để điều chỉnh lại nội tiết tố.

Tác dụng phụ tích cực của việc cấy que tránh thai

Phương pháp cấy que tránh thai có an toàn không? Những tác dụng phụ sau khi cấy que có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không? Những tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai không hoàn toàn chỉ là tác động tiêu cực. Một số tác dụng phụ được cho là mang đến ảnh hưởng tích cực với sức khỏe. 

Các hormone trong thiết bị cấy que tránh thai có thể giúp giảm đau hoặc kinh nguyệt ra nhiều. Cấy que tránh thai cũng có thể làm dịu chứng chuột rút và giảm nhẹ các hội chứng tiền kinh nguyệt.

Hơn thế, cấy que tránh thai có thể giúp kỳ kinh nguyệt của bạn nhẹ nhàng hơn. Theo thống kê của Planned Parenthood, cứ 3 người sẽ có 1 người ngừng kinh nguyệt hoàn toàn sau một năm cấy ghép que tránh thai. Bạn không cần quá lo lắng, hiện tượng ngừng kinh này hoàn toàn an toàn cho bạn.

Rủi ro khi cấy que tránh thai

Trong một số trường hợp hiếm hoi, vùng da nơi cấy ghép có thể bị nhiễm trùng. Nếu điều này xảy ra, có thể bạn cần dùng thuốc kháng sinh. Bạn cũng nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu:

  • Bạn không thể cảm thấy que cấy. Hoặc bạn cảm thấy que cấy tránh thai bị di chuyển.
  • Bạn cảm thấy như que cấy đã thay đổi hình dạng.
  • Bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên da, hoặc cảm thấy đau tại vị trí cấy ghép.
  • Chảy máu, chảy mủ, hoặc cơn đau ở cánh tay của bạn nơi cấy ghép kéo dài.
  • Mắt và da của bạn bị vàng.
  • Chảy máu âm đạo nặng hơn hoặc lâu hơn nhiều so với bình thường.
  • Bạn có thai.

Nên cân nhắc gì trước khi cấy que tránh thai?

cấy que tránh thai có an toàn không

Ngoài việc cân nhắc liệu cấy que tránh thai có an toàn không, bạn nên xem xét đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi cấy que. Hello Bacsi sẽ giới thiệu những ưu – nhược điểm của que tránh thai để bạn có góc nhìn tổng quát hơn. 

1. Ai không nên cấy que tránh thai?

Giờ bạn đã biết cấy que tránh thai có an toàn không. Phương pháp ngừa thai này không chỉ an toàn mà còn hiệu quả đến 99%. Tuy nhiên, những tình trạng sức khỏe sau không được khuyến khích sử dụng que cấy tránh thai:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của que cấy.
  • Đã từng bị đông máu nghiêm trọng, đau tim hoặc đột quỵ.
  • Có khối u gan, hoặc bệnh gan.
  • Có tiền sử, hoặc đang bị ung thư vú. 
  • Chảy máu bộ phận sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán.

Bạn hãy chủ động cung cấp thông tin cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đối với cục máu đông. Chúng bao gồm tiền sử có cục máu đông ở chân hoặc chẩn đoán trước về cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi). Ngoài ra, hãy lưu ý và nói với bác sĩ nếu bạn có tiền sử:

  • Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc sát trùng.
  • Trầm cảm.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh túi mật.
  • Huyết áp cao.
  • Cholesterol cao hoặc chất béo trung tính cao.
  • Co giật, hoặc động kinh.
Que cấy tránh thai không chống chỉ định sử dụng cho những phụ nữ thừa cân. Tuy nhiên, thiết bị này có thể không hiệu quả ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.

2. Ưu điểm của que tránh thai 

cấy que tránh thai có an toàn không

Những ưu điểm chính của việc cấy que tránh thai là:

  • Hiệu quả tránh thai lên đến 99%.
  • Không ảnh hưởng và cản trở hoạt động tình dục.
  • Sau khi lấy que tránh thai, bạn vẫn có thể nhanh chóng hồi phục khả năng sinh sản.
  • Không cần phải uống thuốc hoặc tiêm.
  • Cấy que tránh thai có an toàn không? Phương pháp này an toàn cho hầu hết phụ nữ, kể cả những người đang cho con bú.
  • Thời gian sử dụng có thể kéo dài trong 3 năm.
  • Giúp cho kỳ kinh nguyệt của bạn ít đau hơn và nhẹ nhàng hơn. Đồng thời giảm nhẹ hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và tình trạng mụn trứng cá.

3. Nhược điểm của que tránh thai

Bên cạnh những lợi ích của cấy que tránh thai mang lại. Phương pháp này vẫn có một số bất lợi chính:

  • Có thể ảnh hưởng đến tình trạng chảy máu âm đạo, đặc biệt là trong 3 tháng đầu sau khi cấy que tránh thai.
  • Có thể gây ra vết bầm nhẹ và đau khi đưa que cấy vào hoặc lấy chúng ra.
  • Que tránh thai có thể di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
  • Nếu không được cấy đúng cách, hiệu quả của que cấy tránh thai sẽ giảm sút. Điều phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của bác sĩ hoặc y tá, người thực hiện cấy que tránh thai.
  • Có thể để lại vết sẹo nhỏ.

Nên cân nhắc gì trước khi cấy que tránh thai?

Lý do phổ biến nhất khiến nhiều phụ nữ quyết định loại bỏ que cấy là do hiện tượng chảy máu âm đạo không đều với tần suất thường xuyên và kéo dài. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra. Hầu hết phụ nữ nhận thấy rằng kinh nguyệt nhẹ hơn, hoặc ngừng hoàn toàn sau khi cấy que tránh thai.

Câu hỏi thường gặp về cấy que tránh thai

Bên cạnh thắc mắc cấy que tránh thai có an toàn không, có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về phương pháp cấy que tránh thai. Đồng thời, bạn cũng có câu trả lời cho băn khoăn cấy que tránh thai có an toàn không. 

Phương pháp ngừa thai bằng que cấy hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc một số tác dụng phụ cũng như tình trạng sức khỏe đặc biệt trước khi áp dụng. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được biện pháp ngừa thai phù hợp cho bạn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 20/12/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo