backup og meta

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không hoặc nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có cao hơn bình thường không? Mặc dù ít ai chủ động đề cập đến chủ đề này, tuy nhiên, nhiều người vẫn âm thầm lo lắng và thật sự muốn biết câu trả lời.

Vì chỉ khi chúng ta thật sự hiểu rõ một vấn đề nào đó thì chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của nó. Từ đó chúng ta mới chủ động nhìn nhận, phòng tránh rủi ro và chia sẻ với người khác. Hiểu được điều đó, trong bài viết này HelloBacsi sẽ giải thích cho bạn biết “quan hệ tình dục đồng tính có dễ bị lây nhiễm HIV hay không”.

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ tình dục đồng tính nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS cao hơn bình thường; nhất là những thuộc nhóm quan hệ đồng tính nam (MSM – Men who have sex with Men). MSM là một khái niệm đề cập đến hành vi của những người nam có quan hệ tình dục với những người nam khác; bất kể bản dạng giới (gender identity) hoặc xu hướng tính dục (sexual orientation) của người đó là gì.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dich bệnh Hoa Kỳ – CDC, năm 2020; kết quả cho thấy, nhóm người quan hệ đồng tính nam (MSM) mắc bệnh HIV chiếm 68% trong tổng số các ca mắc bệnh HIV tại Hoa Kỳ tại thời điểm khảo sát.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhóm người quan hệ đồng tính nam (MSM) nhiễm bệnh HIV liên tục tăng theo các năm. Cụ thể tăng từ 65,1% (2019) lên 82,2% (2022). Trong số các bệnh nhân đang điều trị nhiễm HIV tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới và Bệnh viện Bạch Mai là gần 50% thuộc nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam.

Mặt khác, ở nhóm quan hệ đồng tính nữ (WSW), các khảo sát cho thấy tỷ lệ mắc bệnh HIV là thấp hơn nhóm quan hệ đồng tính nam. Tuy nhiên, nhìn chung là vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn bình thường. Thành thử, nếu bạn thuộc nhóm người quan hệ tình dục đồng giới bạn phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh.

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?
Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Tỷ lệ quan hệ đồng tính nam bị nhiễm HIV có cao không?

Nguyên nhân quan hệ đồng tính dễ bị nhiễm HIV?

Tỷ lệ người quan hệ đồng giới bị nhiễm HIV cao hơn các đối tượng khác do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Quan hệ tình dục không được bảo vệ

Đối với nhóm quan hệ đồng tính nam, cách họ thực hiện hành vi quan hệ tình dục là quan hệ qua đường hậu môn. Trên thực tế, không phải cặp đôi nào cũng biết cách quan hệ an toàn khi quan hệ hậu môn. Đó cũng chính là lý do làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh HIV.

Về mặt y khoa, lớp mô ở vùng hậu môn (trực tràng) là mỏng hơn so với âm đạo. Do đó sẽ dễ bị tổn thương, bị trầy, bị rách và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, các mô trực tràng cũng chứa nhiều tế bào miễn dịch gọi là T-CD4. Đây chính là những tế bào mà HIV nhắm đến để lây nhiễm.

Ngoài ra, hành động cọ xác dương vật với dương vật cũng có thể khiến bệnh lây truyền vì virus HIV xảy ra nhiều hơn. Vì tinh dịch sẽ thấm vào các vết thương trên thân dương vật.

Đối với quan hệ đồng giới nữ, virus HIV có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng – bộ phận sinh dục – hậu môn, cọ xát âm hộ – âm hộ hoặc sử dụng đồ chơi tình dục. Đặc biệt, quan hệ tình dục đồng giới nữ vào những ngày hành kinh thì nguy cơ lây nhiễm sẽ càng cao hơn.

Những người quan hệ tình dục với cả nam và nữ thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.

Sự kỳ thị

Sự kỳ thị cũng có thể đóng một vai trò trong việc lây truyền HIV. Người đồng tính thường là đối tượng bị trêu chọc và kỳ thị trong xã hội. Thêm vào đó, một số người lầm tưởng rằng quan hệ đồng giới thì khả năng lây nhiễm HIV chắc chắn xảy ra nên thường cho rằng họ là kẻ “bệnh hoạn”, “lăng nhăng”. Chính điều này khiến cho việc tiếp cận thông tin phòng tránh, xét nghiệm và điều trị của những đối tượng này trở nên khó khăn.

Kết quả xét nghiệm dương tính cũng sẽ buộc những người quan hệ đồng tính phải công khai về việc họ đã bị nhiễm. Đây là điều mà họ có thể không muốn hoặc chưa sẵn sàng để đối diện.

Nếu họ được xét nghiệm và bị nhiễm HIV, việc bị cô lập và thiếu sự hỗ trợ có thể dẫn đến trầm cảm, lạm dụng rượu/ ma túy, chấp nhận rủi ro tình dục, cũng như việc điều trị và chăm sóc không nhất quán.

Các yếu tố rủi ro kinh tế và xã hội

Tại một số khu vực và quốc gia, các yếu tố về kinh tế và xã hội ảnh hưởng không nhỏ vào tỷ lệ lây nhiễm của virus HIV. Những người bị phân biệt chủng tộc, thất nghiệp, nghèo đói, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ, khó tiếp cận chăm sóc sức khỏe có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn hẳn các đối tượng khác.

Tại Mỹ, theo số liệu của CDC, nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV là người Mỹ gốc Phi. Vào năm 2020, nhóm người này chiếm 42% trong tổng số ca chẩn đoán HIV mới. Đứng thứ hai là người Latinh với 27% ca chẩn đoán HIV mới.

quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không
Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp phòng tránh an toàn là gì?

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV

Để phóng tránh lây nhiễm HIV, bạn nên nghiêm túc tránh khỏi những mối quan hệ độc hại như Tình một đêm (419), Friend with benefit (FWB), quan hệ ba người (Threesome), quan hệ nhiều người cùng lúc (Some).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tự nâng cao ý thức của bản thân trong việc hiểu bệnh HIV/AIDS là gì, và những căn bệnh lây truyền đường tình dục phổ biến như bệnh lậu, giang mai, herpes sinh dục, mụn rộp sinh dục,…

Các biện pháp giúp bạn phòng tránh lây nhiễm HIV hiệu quả:

  • Hạn chế tối đa số lượng bạn tình
  • Luôn dùng bao cao su khi quan hệ.
  • Xét nghiệm HIV định kỳ: Nếu bạn là MSM, hãy cân nhắc xét nghiệm HIV ít nhất mỗi năm một lần. Những người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV nên cân nhắc đi xét nghiệm thường xuyên hơn, chẳng hạn như 3 – 6 tháng một lần. 
  • Cân nhắc dùng PrEP hoặc PEP: Nếu bạn không bị nhiễm HIV, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên dùng PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm) để giảm khả năng nhiễm virus hay không. Nếu bạn quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV hoặc người có thể nhiễm HIV, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng PEP (dự phòng sau phơi nhiễm). 

Kết luận

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không, cũng như các phương pháp để phòng ngừa rủi ro. Dù bạn là đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới hay dị tính, bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV nếu có quan hệ tình dục không được bảo vệ. Do đó, hãy luôn sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm và xét nghiệm HIV khi nghi ngờ lây nhiễm.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Do all gay people have AIDS?

https://www.plannedparenthood.org/learn/ask-experts/do-all-gay-people-had-aids

Ngày truy cập: 11/12/2022

Health issues for lesbians and women who have sex with women

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/health-issues-for-lesbians/art-20047202

Ngày truy cập: 11/12/2022

Overview of HIV in the United States

https://www.cdc.gov/hiv/basics/statistics.html

Ngày truy cập: 11/12/2022

Tại sao nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới gia tăng nhanh?

https://vaac.gov.vn/tai-sao-nhiem-hiv-o-nhom-nam-quan-he-tinh-duc-dong-gioi-gia-tang-nhanh.html

Ngày truy cập: 11/12/2022

How is HIV passed from one person to another?

https://www.cdc.gov/hiv/basics/hiv-transmission/ways-people-get-hiv.html

Ngày truy cập: 11/12/2022

Phiên bản hiện tại

08/09/2023

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Xét nghiệm HIV AB Test nhanh có chính xác không?

Quan hệ tình dục đồng tính nữ như thế nào cho an toàn?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo