Tình trạng bỏng lưỡi tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không biết cách sơ cứu. Vậy bạn nên làm gì khi bị bỏng lưỡi để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn và khó chịu, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tình trạng bỏng lưỡi tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không biết cách sơ cứu. Vậy bạn nên làm gì khi bị bỏng lưỡi để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn và khó chịu, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng?
Bạn có thể bị bỏng lưỡi nếu không kiểm tra và vô tình ăn hoặc uống phải thực phẩm/ thức uống quá nóng, chẳng hạn bạn có thể uống nước nóng bị bỏng lưỡi hoặc ăn đồ nóng bị bỏng lưỡi. Khi bị bỏng lưỡi, bạn cần có cách sơ cứu hợp lý để vết thương bớt đau và không nhiễm trùng. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem khi bỏng lưỡi nên làm gì và đâu là cách chữa bỏng lưỡi hiệu quả nhé!
Bỏng lưỡi, bỏng miệng, phỏng miệng là một tình trạng phổ biến xảy ra sau khi bạn ăn hoặc uống thứ gì đó quá nóng. Tình trạng bỏng lưỡi có thể gây đau đớn, khó chịu, một số trường hợp bạn có thể bị bỏng lưỡi mất vị giác nhưng cũng sẽ lành theo thời gian. Bạn có thể áp dụng các cách sơ cứu các vết bỏng thông thường nếu bị bỏng lưỡi. Tuy nhiên, bạn hãy đến bác sĩ ngay nếu bị bỏng quá nặng.
Một số trường hợp lưỡi có thể bỏng rát hay rát lưỡi như bị bỏng nước sôi dù bạn không ăn uống đồ nóng. Tình trạng này có thể là hội chứng miệng bỏng rát. Đây là hội chứng khiến miệng liên tục bị rát mà không rõ nguyên nhân. Một số tình trạng sức khỏe khác có thể dẫn đến các triệu chứng giống hội chứng miệng bỏng rát là:
>>> Có thể bạn quan tâm Lưỡi bản đồ
Bạn có thể bị bỏng lưỡi (phỏng lưỡi), miệng hoặc môi nếu vô tình ăn uống thực phẩm quá nóng. Việc thường xuyên ăn uống đồ nóng mà không kiểm tra nhiệt độ trước sẽ khiến bạn có nguy cơ bị bỏng lưỡi cao hơn.
Tuy nhiên trường hợp mắc hội chứng miệng bỏng rát lại không có lý do rõ ràng. Lý do có thể do các dây thần kinh của miệng có vấn đề. Tuy nhiên, yếu tố do di truyền và môi trường cũng có thể liên quan. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể khiến các triệu chứng của hội chứng miệng bỏng rát trở nên tồi tệ hơn.
Triệu chứng bỏng lưỡi khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Thường vết bỏng lưỡi được chia làm 3 cấp độ:
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa theo các dấu hiệu bỏng lưỡi có thể quan sát là lưỡi đỏ, sưng và phồng rộp. Những dấu hiệu này sẽ giúp bác sĩ xác định được độ nghiêm trọng của vết bỏng và có cách điều trị phù hợp.
Nếu có cảm giác bỏng rát ở lưỡi do hội chứng miệng bỏng rát, bạn còn có thêm các triệu chứng như:
Bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh nếu có những triệu chứng trên. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra các thói quen chăm sóc răng miệng không tốt cũng như loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự để chẩn đoán hội chứng miệng bỏng rát.
Nhiều bạn khi bị phỏng lười thường thắc mắc bỏng lưỡi thì làm gì cho bớt khó chịu, nhanh lành? Câu trả lời là những trường hợp bỏng lưỡi nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy nên nếu bị phỏng lưỡi cấp độ hai và độ ba, bạn cần đến bác sĩ ngay để chữa trị kịp thời.
Bỏng lưỡi cũng có thể ảnh hưởng vị giác, dẫn đến việc mất vị giác. Tuy nhiên, bị bỏng lưỡi mất vị giác chỉ là một biến chứng tạm thời vì nụ vị giác thường tự tái tạo sau mỗi hai tuần nếu bạn không bị bỏng quá nặng.
Khi bị bỏng lưỡi thì làm gì hay phỏng lưỡi nên làm gì, cách chữa bỏng lưỡi là như thế nào? Khi bị bỏng lưỡi, trước tiên, bạn cần sơ cứu vết bỏng để giảm nhẹ sự đau đớn và ngừa biến chứng. Để tránh nhiễm trùng và giảm đau khi bị bỏng lưỡi cấp độ một, bạn có thể thực hiện các cách sơ cứu sau:
Trường hợp bị hội chứng miệng bỏng rát, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tương tự để giảm đau. Nếu bị bỏng lưỡi tới độ hai hay độ ba, bạn cần đến bác sĩ ngay.
Bạn hãy đến bác sĩ hoặc nha sĩ nếu vết bỏng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng do bỏng lưỡi có thể gồm:
Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho phỏng lưỡi nên làm gì? Bạn cũng nên ngăn ngừa nguy cơ phỏng lưỡi bằng cách kiểm tra nhiệt độ đồ ăn, thức uống trước khi dùng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn dùng đồ uống hoặc thực phẩm sau khi hâm nóng trong lò vi sóng vì những món này có thể không nóng đều. Nguyên do là bởi có thể một phần đồ ăn không nóng lắm nhưng những phần khác lại nóng tới mức gây bỏng đấy.
Việc áp dụng các cách sơ cứu vết bỏng thông thường như chườm lạnh hay uống thuốc giảm đau có thể giúp ích khi bạn bị bỏng lưỡi. Tuy nhiên nếu bị bỏng quá nặng hay vết bỏng không lành, bạn hãy đến bác sĩ ngay để được chữa trị đúng cách nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!