Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Những người bị hen suyễn thường bị trào ngược axit mạn tính gần gấp đôi so với những người không bị hen suyễn và tình trạng này được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease, viết tắt là GERD). Nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng hơn 75% số người bị hen suyễn cũng mắc bệnh GERD.
Mặc dù sự liên hệ giữa hai tình trạng bệnh lý này không rõ rệt nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng axit dạ dày sẽ tràn vào thực quản làm tổn thương niêm mạc họng và đường hô hấp tới phổi theo thời gian. Điều này có thể gây nên triệu chứng khó thở và ho dai dẳng.
Axit có thể kích hoạt một phản xạ thần kinh, gây hẹp đường hô hấp và ngăn không cho axit thâm nhập vào họng. Điều này cũng làm xuất hiện các triệu chứng bệnh hen suyễn. Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì chắc chắn tình trạng trào ngược axit có thể khiến các triệu chứng hen suyễn nặng hơn và bệnh hen suyễn có thể khiến các triệu chứng trào ngược axit trầm trọng hơn.
Triệu chứng chủ yếu của trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn là thường xuyên ợ nóng (sự trào ngược axit). Tuy nhiên, ở một số người lớn và hầu hết trẻ nhỏ, GERD sẽ xảy ra mà không xuất hiện triệu chứng ợ nóng. Thay vào đó, các triệu chứng có thể biểu hiện dưới dạng các triệu chứng của bệnh hen suyễn chẳng hạn chứng ho khan mạn tính hay khó nuốt. Một số manh mối cho thấy bệnh hen suyễn của bạn có thể liên quan mật thiết với bệnh GERD gồm có:
Quả thật, việc nhận diện các triệu chứng của bệnh GERD ở trẻ nhỏ thì rất khó khăn, đặc biệt nếu chúng còn quá nhỏ. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường trải qua các triệu chứng của chứng trào ngược axit, như thường xuyên nôn (sữa), nhưng không tác động xấu tới trẻ. Tuy nhiên ở những đứa trẻ lớn hơn, GERD có thể biểu lộ dưới các triệu chứng:
Tính tới thời điểm hiện tại, người ta tin rằng việc kiểm soát chứng trào ngược axit dạng “tĩnh” bằng các thuốc ức chế bơm proton như Nexium và Prilosec sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên một nghiên cứu được công bố trên tập san New English Journal of Medicine vào năm 2009 hoài nghi về tính hiệu quả của các loại thuốc này trong việc điều trị các cơn hen suyễn trở nặng.
Trong suốt khoảng thời gian gần 6 tháng ròng rã nghiên cứu, họ không thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa tỷ lệ gặp phải các cơn hen suyễn trở nặng giữa những người dùng thuốc và những người dùng giả dược.
Trước khi nghiên cứu trên được tiến hành, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 15 đến 65% bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn dùng thuốc chống ợ nóng để kiểm soát các cơn hen nặng. Một số loại thuốc hen suyễn, bao gồm thuốc giãn cơ trơn phế quản (Theo-34 và Elixophyllin, trong số các thành phần) và thuốc giãn phế quản chẹn beta, có thể khiến chứng trào ngược axit tệ hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi thay đổi hay ngừng dùng các loại thuốc chữa bệnh hen suyễn của bạn.
Do tính kém hiệu quả của một số loại thuốc nhất định khi điều trị cả bệnh trào ngược axit và bệnh hen suyễn cùng nhau nên cách điều trị tốt nhất có thể để kiểm soát các triệu chứng của bệnh GERD là từng bước thay đổi lối sống, chẳng hạn:
Các cách khác cũng có thể giúp kiểm soát bệnh GERD gồm có:
Khi các chiến lược và phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ là phương sách khả thi cuối cùng trong việc điều trị bệnh GERD.
Một vài mẹo dễ áp dụng giúp phòng ngừa chứng trào ngược axit ở trẻ nhỏ gồm có:
Sử dụng công cụ tính chỉ số BMR có thể giúp bạn xác định nhu cầu calo hàng ngày dựa trên chiều cao, cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động của bạn.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
GERD and Asthma. Cleveland Clinic. http://my.clevelandclinic.org/disorders/gastroesophageal_reflux_gerd/hic_gerd_and_asthma.aspx. Ngày truy cập 22/08/2015
Heartburn, gastroesophageal reflux (GER), and gastroesophageal reflux disease (GERD). National Digestive Diseases Clearinghouse. http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/gerd/. Ngày truy cập 22/08/2015
Li, J. Asthma and acid reflux: Are they linked?. Mayo Clinic. http://www.mayoclinic.com/health/asthma-and-acid-reflux/AN02116. Ngày truy cập 22/08/2015
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!