Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Nếu lưỡi bị chảy máu không phải do chấn thương thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn như nhiễm trùng, bệnh herpes hay thậm chí là ung thư lưỡi.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Khi bị chảy máu lưỡi, bạn cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân để xử lý kịp thời. Nếu lưỡi bị chảy máu không phải do chấn thương thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn như nhiễm trùng, bệnh herpes hay thậm chí là ung thư lưỡi.
Trong thực tế, bạn có thể bị chảy máu lưỡi do vô tình cắn phải lưỡi, ăn thức ăn có cạnh sắc nhọn hay chấn thương từ việc dùng răng giả hay khí cụ niềng răng. Đây là những vấn đề thông thường, hầu hết có thể tự lành nếu bạn chăm sóc kỹ vết thương đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu lưỡi có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân bệnh lý khác. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy máu lưỡi và cách phòng ngừa nhé!
Bạn có từng thắc mắc bị chảy máu lưỡi là do đâu hay nguyên nhân khiến lưỡi bị chảy máu là gì? Theo các chuyên gia, ngoài các nguyên nhân phổ biến kể trên, lưỡi của bạn có thể bị chảy máu vì những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
Tình trạng loét hoặc mụn nước phát triển trong miệng và lưỡi có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố, di truyền hoặc do một số tình trạng sức khỏe như thiếu vitamin B12 hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Việc bạn ăn phải thức ăn cứng, nhọn hoặc dùng bàn chải đánh răng lông cứng có thể làm tổn thương những vết loét này và khiến lưỡi chảy máu.
Vậy lưỡi bị chảy máu thì phải làm sao? Tình trạng chảy máu lưỡi này thường hết trong vòng 1 – 2 tuần. Một số cách có thể giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm:
Nhiễm trùng nấm men trong miệng là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhưng nếu không được điều trị có thể tiến triển gây lở miệng, chảy máu lưỡi, đau khi ăn uống và nuốt. Những người có nguy cơ cao mắc tình trạng này bao gồm:
Tình trạng nhiễm nấm candida hoặc bệnh tưa miệng thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như những người mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và người dùng thuốc kháng sinh. Bệnh tưa miệng và nhiễm trùng nấm men miệng tạo ra những đốm trắng hoặc vàng trắng hoặc vết loét mở trong miệng và cổ họng cản trở việc ăn, nuốt.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì bị chảy máu lưỡi là bệnh gì? Câu trả lời là có thể bạn đang bị bệnh herpes làm phiền.
Theo các chuyên gia, bệnh herpes ở miệng là một tình trạng truyền nhiễm gây ra bởi virus herpes simplex. Virus này có thể sống trong cơ thể con người trong nhiều năm mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể kích hoạt virus gây nhiễm trùng như căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết gây ra những vết loét này dễ dàng bị chảy máu.
Bị chảy máu lưỡi do herpes được chẩn đoán như thế nào? Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh herpes ở miệng là lấy mẫu mô từ khu vực bị ảnh hưởng để kiểm tra có virus hay không hoặc xét nghiệm máu. Các triệu chứng của herpes miệng bao gồm:
Tình trạng lưỡi chảy máu có thể xuất phát bởi u mạch máu, hay còn được gọi là hemangiomas. Điều này cũng có thể xảy ra do các bất thường của hệ thống bạch huyết như u lympho và u nang xuất hiện trên đầu, cổ và trong miệng. Đây là vấn đề về da thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, thường không gây đau đớn trừ khi vùng đó bị lở loét.
Trẻ bị u mạch máu khiến lưỡi bị chảy máu thì phải làm sao? Theo các chuyên gia, các phương pháp điều trị tình trạng này có thể bao gồm:
Bạn có từng thắc mắc chảy máu lưỡi là bệnh gì, có phải triệu chứng ung thư không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Theo các chuyên gia, ung thư biểu mô tế bào vảy (SCCA) là loại ung thư lưỡi phổ biến nhất ảnh hưởng trên niêm mạc miệng, mũi, tuyến giáp và cổ họng. Các triệu chứng của ung thư lưỡi bao gồm:
Việc phát hiện sớm ung thư lưỡi là điều quan trọng để ngăn chặn tình trạng ung thi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Khi lưỡi bị chảy máu thì phải làm sao? Mặc dù có các nguyên nhân gây chảy máu lưỡi khác nhau, nhưng điều bạn cần lưu ý là thực hiện đầy đủ các cách phòng ngừa:
Để hạn chế nguy cơ khiến lưỡi bị chảy máu, bạn cần biết cách phòng ngừa và thực hiện biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau. Vậy khi lưỡi bị chảy máu thì phải làm sao? Dưới đây là một số cách xử lý giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
Hầu hết nguyên nhân gây chảy máu lưỡi không gây ra mối đe dọa lâu dài cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ sớm nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc nếu bạn có các dấu hiệu ung thư miệng.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!