Nhiều người thường biết đến rát lưỡi là do nhiệt miệng. Tuy nhiên, còn nguyên nhân nào khác gây ra rát lưỡi hay không? Nếu bạn muốn biết rát lưỡi là bệnh gì, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
1. Triệu chứng của rát lưỡi
Rát lưỡi có thể gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, sinh hoạt. Hầu hết các trường hợp bị rát lưỡi đều trải qua các triệu chứng như:
- Đau rát lưỡi
- Tê hoặc mất cảm giác ở lưỡi
- Lưỡi màu đỏ hoặc cảm giác nóng ran, có biểu hiện viêm và sưng tấy
- Thay đổi vị giác hoặc có cảm giác vị kim loại trong miệng…
2. Rát lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân gây rát lưỡi
Biết được nguyên ngân gây rát lưỡi, bạn sẽ có được câu trả lời bị rát lưỡi là bệnh gì. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây rát lưỡi:
- Tổn thương lưỡi do thực phẩm: Việc ăn thực phẩm hoặc uống đồ uống quá nóng có thể gây rát, bỏng lưỡi
- Loét miệng: Nhiệt miệng, mụn nước có thể xuất hiện ở lưỡi, gây cảm giác đau đớn và khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
- Các vấn đề về răng miệng: Thói quen vệ sinh răng miệng kém có thể gây đau rát lưỡi và dẫn đến thay đổi màu sắc như lưỡi có lông trắng, vàng hoặc đen… Ngoài ra, răng giả không vừa cũng có thể gây khó chịu và rát lưỡi.
- Đau dây thần kinh thiệt hầu: Đây là một tình trạng hiếm gặp gây ra triệu chứng đau nhói ở phía sau lưỡi.
- Hội chứng rát miệng: Hội chứng rát miệng là tình trạng bỏng rát miệng không rõ nguyên nhân. Thông thường, cơn đau xuất hiện ở đầu lưỡi hoặc vòm miệng, khiến bạn cảm thấy xót, đau khi ăn uống. Tình trạng này có nguy cơ xảy ra ở người sau mãn kinh và trên 60 tuổi.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, triệu chứng đau rát lưỡi có thể xảy ra do các vấn đề như viêm lưỡi, lưỡi bản đồ… Nếu mắc phải các tình trạng này, bạn có thể có các biểu hiện khác kèm theo như lưỡi sưng tấy, thay đổi màu sắc của lưỡi…
Rát lưỡi là bệnh gì? Đó có thể là những tình trạng thông thường, không đáng nghiêm trọng như tổn thương lưỡi do thực phẩm nóng, nhiệt miệng,… Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là do các vấn đề nặng hơn, cần được bác sĩ thăm khám như viêm lưỡi, lưỡi bản đồ, hội chứng rát miệng…
3. Bị rát lưỡi khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn biết đau rát lưỡi là bệnh gì thì vẫn chưa đủ. Nếu bạn không muốn tình trạng này cứ kéo dài thì cần biết khi nào nên đi khám bác sĩ.
Khi cơn đau lưỡi ngày càng trở nên dữ dội hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần, bạn nên đi khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được đánh giá xem liệu triệu chứng này có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hay không.
Tuyệt đối không nên chủ quan với bất kỳ triệu chứng, thay đổi nào trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu phát hiện sớm của căn bệnh nguy hiểm. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp xảy ra biến chứng khó lường.
4. Rát lưỡi được chẩn đoán như thế nào?
Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi liên quan như bạn bị rát miệng từ bao giờ, có đau nhiều không, đã áp dụng những biện pháp khắc phục nào tại nhà chưa để có những chẩn đoán trước rát lưỡi là bệnh gì, nguyên nhân do đâu… Nếu nghi ngờ triệu chứng này có liên quan đến việc chăm sóc răng miệng, bác sĩ có thể hỏi bạn về thói quen ăn uống, vệ sinh…
Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Người bệnh có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra xem đau rát lưỡi có phải do nguyên nhân thiếu máu hoặc thiếu dinh dưỡng hay không.
- Sinh thiết: Đây là chỉ định lấy mẫu từ khoang miệng nếu bác sĩ nghi ngờ có tế bào bất thường phát triển, cảnh báo ung thư hoặc tiền ung thư.
5. Nên làm gì khi bị rát lưỡi?
Đối với tình trạng đau rát lưỡi do các nguyên nhân như viêm loét, nhiệt miệng, bỏng lưỡi…, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm đau và khó chịu.
- Vệ sinh răng miệng: Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, súc miệng, đánh răng 2 lần mỗi ngày… Thói quen vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn giảm đau rát lưỡi và ngăn ngừa nguy cơ về các vấn đề răng miệng khác.
- Sử dụng baking soda: Để giảm đau và sưng tấy, bạn hãy thử súc miệng với hỗn hợp nước ấm và baking soda (hòa tan 1 thìa cà phê baking soda trong 1/2 cốc nước ấm).
- Hydro peroxide (oxy già): Oxy già được sử dụng để khử trùng, có thể giúp cải thiện các tình trạng nhiễm trùng hoặc đau trong miệng. Lưu ý, chỉ nên dùng hydro peroxide 3% pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1. Dùng tăm bông thoa hỗn hợp lên vùng bị đau, sau đó súc miệng sạch với nước ấm.
- Súc miệng bằng nước muối: Muối là nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Súc miệng với nước muối có thể giúp giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng. Bạn hãy hòa tan một muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm và súc miệng vài lần trong ngày.
- Mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, có thể giúp ích cho tình trạng đau rát lưỡi khó chịu. Bạn có thể thoa mật ong lên vị trí đau rát hoặc uống trà ấm với mật ong.
- Dầu dừa: Dầu dừa có thể chữa lành vết đau rát lưỡi nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm. Hãy dùng bông để thoa dầu dừa lên vùng da bị đau rát hoặc có thể ngậm trong miệng trong vài phút rồi nhổ ra.
Ngoài ra, tình trạng đau lưỡi có thể do nguyên nhân thiếu acid folic hoặc vitamin B12 gây ra. Trong trường hợp này, bạn nên bổ sung vitamin từ các loại thực phẩm bổ sung để bù đắp lượng thiếu hụt. Lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
Khi bị đau rát lưỡi, bạn ên ăn các loại thực phẩm mềm, nhạt như cháo, canh, món hầm… Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm cay và có tính axit (dứa, chanh…) để tình trạng rát lưỡi không trở nặng thêm.
Khi biết đau rát lưỡi là bệnh gì theo như chẩn đoán từ bác sĩ, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị để bệnh nhanh khỏi, ngăn ngừa tái phát. Các loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc súc miệng theo đơn…
Hi vọng những thông tin trên đây có thể bạn đọc giải đáp rát lưỡi là bệnh gì, rát lưỡi được chẩn đoán như thế nào và nên làm gì khi bị rát lưỡi. Lưu ý, ngay cả khi triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cần thiết.
[embed-health-tool-bmi]