backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

4

Hỏi bác sĩ
Lưu

Chậm kinh đau bụng lâm râm - Khi nào là bất thường và nên đi khám?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 17/09/2021

    Chậm kinh đau bụng lâm râm - Khi nào là bất thường và nên đi khám?

    Tình trạng chậm kinh đau bụng lâm râm có thể không nguy hiểm nhưng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Đây là một tình trạng khá thường gặp khiến nhiều chị em lo lắng, hoang mang vì không biết nguyên nhân do đâu.

    Thông thường thì tình trạng chậm kinh có kèm theo cơn đau bụng nhẹ sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên đi xét nghiệm phụ khoa. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân chi tiết gây chậm kinh và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đi khám bệnh kịp thời.

    Nguyên nhân gây chậm kinh đau bụng lâm râm – Trường hợp bạn có thai

    Nếu bạn vừa quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai thì việc bị chậm kinh đau bụng lâm râm có thể là một dấu hiệu có thai sớm. Vì vậy, nếu bạn phát hiện mình bị trễ kinh kèm theo buồn nôn, mệt mỏi, căng ngực… thì nên sớm kiểm tra bằng que thử thai.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng chậm kinh và đau bụng đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung, thường là phôi thai sẽ làm tổ ở ống dẫn trứng. Tình trạng này rất nguy hiểm, dễ gây vỡ vòi dẫn trứng và chảy máu bên trong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, bạn cần sớm đi khám để biết chính xác là mình có mang thai không hoặc có thai ngoài tử cung hay không.

    Nguyên nhân gây chậm kinh đau bụng lâm râm – Trường hợp bạn không mang thai

    chậm kinh đau bụng lâm râm

    Trong trường hợp bạn không mang thai sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng chậm kinh đau bụng lâm râm. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp bị trễ kinh đều không quá nghiêm trọng trừ khi bạn mắc bệnh lý nào đó.

    Chậm kinh đau bụng lâm râm do tác dụng phụ của một số loại thuốc

    Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể là nguyên nhân khiến bạn phản ứng nặng với thuốc. Từ đó gây ra tình trạng trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt và có thể kèm theo đau bụng, mệt mỏi…

    Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể gây ra tác dụng là chậm kinh đau bụng lâm râm như thuốc phá thai, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… Nếu bạn lạm dụng những loại thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

    Mất cân bằng hormone sinh dục nữ

    Nếu hormone estrogen bị sụt giảm vì một lý do nào đó như chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, tập thể thao quá sức, căng thẳng, tiền mãn kinh… thì có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, gián đoạn chu kỳ kinh gây trễ kinh. Thông thường, đây là trường hợp không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất, tập thể dục điều độ và sinh hoạt lành mạnh để giúp chu kỳ kinh trở lại đều đặn.

    Chậm kinh đau bụng do bệnh lý

    Chậm kinh đau bụng lâm râm đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng… Đây là những căn bệnh làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Do đó, bạn không nên chủ quan hoặc chần chừ trong việc đi khám phụ khoa nếu nghi ngờ mắc bệnh.

    Khi nào bạn nên đi khám?

    chậm kinh đau bụng lâm râm

    Hầu hết trường hợp bị chậm kinh đau bụng lâm râm không mang tính nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm một số triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân, vùng kín sưng đau ngứa rát, âm đạo tiết dịch có màu sắc lạ kèm mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục… thì bạn nên sớm đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

    Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý những điều sau đây để đạt hiệu quả điều trị cũng như hạn chế nguy cơ rối loạn kinh nguyệt hoặc mắc thêm bất kỳ bệnh phụ khoa nào:

    • Sau khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh phụ khoa và chỉ định phương pháp điều trị, bạn nên tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ. Cần tránh tình trạng cắt ngang, bỏ dở việc uống thuốc hoặc tự ý đổi sang hướng điều trị khác vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả trị bệnh, khiến bệnh trở nên phức tạp hơn.
    • Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là bạn nên vệ sinh “cô bé” trước và sau khi quan hệ tình dục.
    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin… từ rau củ quả trái cây. Đồng thời, chị em nên nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp.
    • Cố gắng kiểm soát tình trạng căng thẳng để giúp nồng độ hormone trong cơ thể ổn định hơn. Nếu bạn không thể tự “chữa lành” cảm xúc của mình thì nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia tâm lý.

    Mặc dù hiện tượng chậm kinh đau bụng lâm râm hiếm khi nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan với các bệnh phụ khoa. Phái nữ cần chú ý hơn đến các triệu chứng bất thường khác và đi khám tại những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để sớm tìm ra nguyên nhân và chữa bệnh kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 17/09/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo