Liệu việc dùng lá huyết dụ chữa rong kinh có thực sự hiệu nghiệm hay không? Có những cách thức sử dụng cây huyết dụ chữa rong kinh nào? Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để có được câu trả lời bạn nhé!
Vì sao có thể dùng lá cây huyết dụ chữa rong kinh?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là 28-30 ngày, thời gian hành kinh 3-5 ngày, lượng máu kinh ra khoảng 50-80ml/ chu kỳ. Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và liên quan đến lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml trong một kỳ kinh nguyệt. Căn nguyên của rong kinh bao gồm các bất thường về nội tiết tố như rối loạn hormon, rối loạn chức năng buồng trứng, bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, đặt vòng tránh thai, tiền căn sử dụng thuốc, nguyên nhân cơ học và bệnh lý đông máu.
Rong kinh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của phụ nữ trong thời kỳ có kinh nguyệt, tuy nhiên thống kê cho thấy Rong kinh thường xuất hiện ở các bé gái tuổi dậy thì và phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng rong kinh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt và đời sống hàng ngày của phụ nữ. Người bị rong kinh có thể bị mất nhiều máu đến mức có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, da xanh xao…). Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.
Không những thế, việc vùng kín thường xuyên chảy máu và ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, nặng hơn có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như u xơ cổ tử cung, vô sinh…
Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị rong kinh, bao gồm điều trị bằng thuốc , phẫu thuật điều trị rong kinh nếu việc điều trị nội khoa không hiệu quả… Ngoài ra, dân gian thường truyền tai nhau cách sử dụng lá cây huyết dụ chữa rong kinh. Đây là một phương pháp dùng lá huyết dụ chữa rong kinh tại nhà được nhiều chị em tin tưởng và áp dụng.

Vậy, tác dụng của lá cây huyết dụ chữa rong kinh có thật sự hiệu quả như lời đồn? Vì sao có thể dùng lá cây huyết dụ chữa rong kinh?
Cây huyết dụ có tên khoa học là Cordyline fruticosa, có lá dài, mũi nhọn, màu đỏ tím và thường mọc theo khóm. Loại cây thuốc Nam này thường được trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc chữa bệnh. Có 2 loại cây Huyết dụ là loại đỏ cả 2 mặt của lá và loại đỏ 1 mặt, xanh mặt còn lại. Loại Huyết dụ đỏ cả 2 mặt thường dùng để làm thuốc hơn loại một mặt xanh.
Theo y học hiện đại, cây huyết dụ có chứa nhiều flavonoid, polyphenol, glycosid cholestin, axit amin… có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm, tán ứ, cầm máu hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra Huyết dụ có khả năng kháng khuẩn tốt ở các loại vi khuẩn thường gặp như Staphylococcus aureus, Bacmus- atithracis, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Streptococcus faecalis. Tác dụng gây độc tế bào ung thư, kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Enterococcus faecalis.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!