Để chữa đau bụng kinh, bạn có thể tập thể dục, sử dụng thuốc không kê đơn hoặc đơn giản chỉ là chú trọng về chế độ ăn uống thường ngày.
Để chữa đau bụng kinh, bạn có thể tập thể dục, sử dụng thuốc không kê đơn hoặc đơn giản chỉ là chú trọng về chế độ ăn uống thường ngày.
Vào những ngày kinh nguyệt đến, một loạt cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra ở phụ nữ, chủ yếu phát sinh bởi những cơn đau khó chịu, gọi là đau bụng kinh. Hiện nay, giảm đau bụng kinh có rất nhiều cách, từ những biện pháp khắc phục tại nhà, sử dụng thuốc cho đến chế độ dinh dưỡng.
Vậy, bạn đã biết chữa đau bụng kinh như thế nào mới hiệu quả chưa? Lúc đang bị đau bụng kinh nên ăn gì hay uống gì? Hãy cùng tham khảo những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau nhé.
Một số phụ nữ có xu hướng bị đau bụng hoặc đau vùng xương chậu khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Các chuyên gia đánh giá tình trạng này là đau bụng kinh. Những cơn đau này có thể kéo dài 1–2 ngày với cường độ khác nhau, từ âm ỉ khó chịu cho đến dữ dội.
Phần lớn trường hợp, các cơn đau bụng kinh phát sinh ở vùng bụng dưới. Đôi khi, chúng có thể lan đến khu vực lưng dưới, háng hay thậm chí là đùi trên. Tình trạng đau bụng kinh diễn ra vào những ngày đầu kỳ kinh là tệ nhất, sau đó chúng dần dần giảm bớt cường độ ở các ngày tiếp theo.
Vậy nguyên nhân nào gây ra những cơn đau bụng kinh? Trong một chu kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không được thụ tinh, tử cung sẽ co thắt lại, nhằm đẩy phần nội mạc tử cung và trứng ra ngoài gây nên những cơn đau khó chịu. Prostaglandin là hoạt chất tổng hợp ở niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt chịu trách nhiệm kích hoạt quá trình này.
Các cơn đau bụng kinh có thể ức chế lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung hoặc nội mạc tử cung. Ngoài ra, chúng cũng có thể xảy ra khi hàm lượng leukotriene tăng cao trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nhiều bạn gái thường rỉ tai nhau các cách chữa đau bụng kinh hiệu quả ngay tại mà mà ai cũng có thể thực hiện. Do đó, nếu đang tìm kiếm các mẹo chữa đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản sau:
Mẹo chữa đau bụng kinh bằng túi chườm nhiệt là hãy áp một túi chườm nhiệt hoặc miếng vải nhúng qua nước ấm và vắt khô lên bụng. Việc này có thể giúp bạn chữa đau bụng kinh hiệu quả bởi nhiệt có khả năng làm thư giãn các cơ, từ đó thuyên giảm cơn đau khó chịu.
Ngoài ra, bạn còn có thể đặt túi chườm nhiệt ở lưng dưới để trị cơn đau lưng. Một lựa chọn khác dành cho bạn là ngâm mình trong bồn nước ấm. Đối với biện pháp này, các cơ bụng, lưng và chân có thể thư giãn cùng lúc.
Thông thường, khi bị cơn đau bụng kinh làm phiền, bạn sẽ chẳng muốn làm gì ngoài việc nằm yên và chờ đợi cơn đau thuyên giảm. Do đó, đối với một số người, việc tập thể dục, vận động thể chất chắc chắn là lựa chọn cuối cùng mà họ muốn làm. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng tập thể dục có tác dụng hỗ trợ chữa đau bụng kinh.
Tập thể dục với cường độ vận động cao thường không có ích trong trường hợp này, nhưng những bài tập nhẹ lại có thể hữu dụng, chẳng hạn như:
Nhiều chị em chia sẻ, thói quen tập yoga 2 lần/ tuần trong vòng nửa tháng giúp chữa đau bụng kinh đáng kể.
Mặt khác, theo các chuyên gia sức khỏe, tập thể dục còn kích hoạt quá trình giải phóng hormone endorphin, một loại “thuốc giảm đau” tự nhiên. Do đó, cách chữa đau bụng kinh mà bạn cũng có thể áp dụng là hãy đứng lên và vận động thể chất nhé.
Bạn có thể quan tâm: Tập thể dục khi có kinh nguyệt: Bạn cần lưu ý những điều gì?
Một mẹo chữa đau bụng kinh đơn giản khác là xoa bóp bụng nhằm thư giãn các cơ xương chậu, từ đó thuyên giảm cơn đau. Bên cạnh đó, trong lúc xoa bóp, bạn cũng có thể dùng thêm dầu massage, sữa dưỡng thể hoặc dầu dừa.
Nếu việc áp dụng những mẹo chữa đau bụng kinh tại nhà không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc bạn muốn rút ngắn thời gian của cơn đau, hãy thử một số loại thuốc đau bụng kinh (vốn là các thuốc giảm đau không kê đơn), ví dụ như:
Tác dụng chính của những loại thuốc này là kháng viêm và giảm đau. Do đó, chúng cũng sẽ hiệu quả đối với tình trạng chuột rút kinh nguyệt. Điều quan trọng là bạn phải tuân theo các hướng dẫn về liều lượng cũng như cách dùng.
Bên cạnh những phương pháp đã được đề cập phía trên, bạn còn có thể áp dụng chế dinh dưỡng như một mẹo chữa đau bụng kinh mà nhiều chị em thường áp dụng. Nếu chưa biết đau bụng kinh nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm sau đây:
Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra omega-3 đem lại hiệu quả cao như thế nào đối với việc chữa đau bụng kinh. Cá béo là nguồn cung cấp loại chất béo chống viêm tuyệt vời này, bao gồm:
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mẹo chữa đau bụng kinh bằng thực phẩm là bạn hãy ăn những loại cá này ít nhất 2 lần/tuần. Ngoài ra, để tăng thêm lượng omega-3 hấp thụ, bạn còn có thể dùng:
Lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt khiến hàm lượng sắt trong cơ thể thiếu hụt đáng kể. Trong khi đó, thịt đỏ, ví dụ như thịt bò, lại là nguồn bổ sung chất sắt giàu dinh dưỡng nhất. Vì vậy, trong thời gian này, bạn hãy cố gắng dùng nhiều thịt đỏ nhằm bù lại lượng khoáng chất sắt đã hao hụt.
Mặt khác, nếu bạn ăn chay trường kỳ, hãy thay thịt đỏ bằng rau bina (cải bó xôi) và các loại đậu, đặc biệt là đậu lăng.
Không phải ai cũng thích ăn rau. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng ngoài chất xơ, nhiều loại rau xanh như cải xoắn, cải bó xôi hay súp lơ xanh đều chứa một lượng lớn khoáng chất magie giúp giảm đau bụng kinh đáng kể. Đồng thời, những loại rau xanh này còn được chứng minh về khả năng thuyên giảm các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt nhờ có:
Do đó, nếu đang áp dụng các mẹo chữa đau bụng kinh tại nhà, bạn đừng quên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn nhé!
Không ít phụ nữ có thói quen thèm socola đột ngột trong thời gian kinh nguyệt diễn ra. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng lượng đường trong cơ thể quá cao có thể khiến triệu chứng đau bụng kinh trở nên tồi tệ.
Do đó, trong trường hợp này, cách trị đau bụng kinh tại nhà là bạn có thể thử socola đen. Ngoài việc ít đường hơn socola sữa hoặc socola trắng, việc ăn socola đen vẫn thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn. Mặt khác, đây còn là một trong những nguồn magie dồi dào, có khả năng chữa đau bụng kinh hiệu quả.
Không chỉ riêng thực phẩm, các món uống cũng có khả năng thuyên giảm đáng kể những cơn đau khó chịu này. Vậy, bạn đã biết khi bị đau bụng kinh nên uống gì chưa, hãy tìm câu trả lời ngay sau đây!
Duy trì ổn định lượng nước trong cơ thể luôn là điều thiết yếu, đặc biệt khi chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra. Nước có thể giúp bạn hạn chế tình huống đầy hơi. Trong thời gian này, nếu đầy hơi chướng bụng xảy ra, nó không chỉ gây khó chịu mà còn khiến cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.
Theo các chuyên gia, uống nước ấm sẽ giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn so với nước lạnh. Điều này còn có nghĩa là bạn sẽ nhận được lợi ích chữa đau bụng kinh gần như ngay lập tức.
Nếu bạn muốn thay đổi thức uống thú vị hơn thay vì nước lọc thông thường, hãy tham khảo những món tiếp theo đây.
Lá phúc bồn tử (mâm xôi) có đặc tính chống viêm nên tương đối hữu dụng trong việc chữa đau bụng kinh. Mẹo chữa đau bụng kinh bằng trà lá phúc bồn tử đơn giản nhất là hãm trà để uống.
Mặt khác, trà lá phúc bồn tử còn có công dụng ngăn ngừa táo bón rất hữu ích cho những bạn gái bị táo bón khi có kinh.
Tùy vào thành phần trái cây góp mặt trong món sinh tố của bạn mà cơn đau bụng kinh có thể được thuyên giảm như thế nào. Chẳng hạn như:
Mặt khác, bạn còn có thể tăng lượng sắt và magie hấp thụ bằng cách thêm nhiều thực phẩm như chuối, hạt bí ngô, đậu xanh, thịt đỏ và bông cải xanh vào chế độ ăn hàng ngày hoặc làm thành một ly sinh tố hấp dẫn.
Việc tiêu thụ thức uống hay thực phẩm chứa caffeine có thể khiến cho cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn. Vì vậy, để tránh tình huống này, bạn nên tránh cà phê nếu đang “đến tháng”. Tuy nhiên, nếu bạn là một “tín đồ” cà phê, hãy thử dùng cà phê Decaf (đã loại bỏ 97% caffeine).
Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã bỏ túi cho mình một số cách chữa đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả! Chúc bạn vượt qua những ngày “dâu rụng” một cách nhẹ nhàng.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!