backup og meta

Giải đáp thắc mắc bệnh basedow có nguy hiểm không

Bướu cổ basedow là một rối loạn tự miễn khá phổ biến và “bệnh basedow có nguy hiểm không?’, “bệnh basedow có lây không?’ hay “bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?’ là những thắc mắc thường thấy ở những người không may mắc phải căn bệnh này.

Bệnh basedow là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Đây được cho là một bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự sản xuất ra kháng thể tấn công vào tế bào tuyến giáp, gây ra sự tăng trưởng tuyến giáp mạnh và sản xuất nhiều hormone hơn bình thường. Các kháng thể tương tự cũng có khi tấn công vào các mô khỏe mạnh ở cơ mắt và vùng da trước cẳng chân.

Triệu chứng bệnh basedow có xu hướng xuất hiện từ từ và thay đổi tùy từng người, không phải lúc nào các triệu chứng cũng rõ ràng. Người bệnh thường không đi khám bệnh cho đến khi họ cảm thấy tim đập nhanh hoặc khó thở.

Bệnh basedow có nguy hiểm không?

Bệnh basedow thường đáp ứng tốt với điều trị và sau giai đoạn cường giáp ban đầu, bệnh tương đối dễ điều trị và kiểm soát. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, việc điều trị và ổn định bệnh có thể khó khăn hơn cho cả người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh basedow có khả năng gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng, ví dụ như cơn bão giáp trạng. Về lâu dài, một số biến chứng khác sẽ xuất hiện như:

  • Nhịp tim không đều, dẫn đến có khả năng hình thành cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các vấn đề khác liên quan đến tim
  • Bệnh về mắt do basedow gây ra khiến người bệnh bị song thị, nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt, có thể gây mất thị lực nhưng hiếm khi xảy ra
  • Loãng xương
  • Tử vong

Cơn bão giáp trạng là tình trạng mất bù của cường giáp, khiến tuyến giáp sản xuất ra rất nhiều hormone. Hiện tượng này xảy ra ở những người bệnh bị cường giáp mà không biết hay không nhận được điều trị đầy đủ và là kết quả của nhiều vấn đề xảy ra cùng lúc như phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật khác không liên quan đến tuyến giáp, nhiễm trùng, chấn thương. Khi cơn bão giáp trạng được mô tả lần đầu tiên, tỷ lệ tử vong cấp tính gần như 100%.

Ngày nay, với phương pháp điều trị tích cực và nhận biết sớm hội chứng này thì tỷ lệ tử vong còn khoảng 20%. Vậy nên, bệnh basedow có nguy hiểm không tất cả tùy thuộc vào việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.

bệnh basedow có nguy hiểm không

[embed-health-tool-ovulation]

Bệnh basedow có lây không?

Để có thể giải đáp được thắc mắc này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh basedow. Đây là một rối loạn tự miễn khiến hệ miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra kháng thể kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone quá mức, dẫn đến cường giáp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao một số người lại xuất hiện rối loạn này. Một số yếu tố được cho là góp phần vào sự phát triển của bệnh basedow gồm:

  • Di truyền
  • Nhiễm trùng và căng thẳng
  • Nhiễm virus
  • Mang thai

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh basedow không liên quan trực tiếp đến vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay nấm nên bệnh không có khả năng truyền nhiễm, tức là không lây lan qua những tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người lành.

Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Graves’ Disease Symptoms, Causes, Diet, and Treatment Options. https://www.medicinenet.com/graves_disease/article.htm#what_causes_graves#39_disease. Ngày truy cập 15/9/2019.

Frequently Asked Questions. https://www.gdatf.org/about/about-graves-disease/patient-education/frequently-asked-questions/. Ngày truy cập 15/9/2019.

What are complications of Graves disease? https://www.medscape.com/answers/120619-44458/what-are-complications-of-graves-disease. Ngày truy cập 15/9/2019.

Here’s How Graves’ Disease Can Impact Your Fertility. http://helloflo.com/heres-how-graves-disease-can-impact-your-fertility/. Ngày truy cập 15/9/2019.

Phiên bản hiện tại

14/01/2020

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?

3 nhóm thuốc điều trị cường giáp mang lại hiệu quả cao


Được đánh giá bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 14/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo