- Diễn biến của bệnh (thời gian, hoàn cảnh bắt đầu bị đau)
- Các chẩn đoán và điều trị trước đó (nếu có)
- Các bệnh lý toàn thân khác
- Tiền sử bệnh lý gia đình
Sau đó, bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị và thủ thuật trong nhãn khoa để chẩn đoán bệnh như soi đáy mắt, ước lượng nhãn áp, so sánh tình trạng giữa 2 mắt, siêu âm mắt…

Những phương pháp điều trị đau mắt
Việc điều trị đau mắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Vậy bị đau mắt nên làm gì? Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn làm giảm cơn đau mắt:
- Chăm sóc tại nhà. Cách tốt nhất là để mắt nghỉ ngơi. Việc sử dụng máy tính hoặc tivi có thể gây mỏi mắt, vì vậy bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tránh tiếp xúc với các màn hình điện tử, nghỉ ngơi và đeo kính bảo hộ hay kính râm trong thời gian đầu.
- Đeo kính có gọng. Nếu thường xuyên đeo kính áp tròng, người bệnh nên chuyển qua đeo kính có gọng để mắt có thời gian lành lại.
- Chườm ấm. Đây cũng là biện pháp được các bác sĩ hướng dẫn cho người bị viêm bờ mi hoặc lẹo mắt, giúp làm sạch tuyến dầu hoặc các nang lông bị tắc.
- Rửa mắt. Nếu có dị vật hoặc hóa chất xâm nhập vào mắt, người bệnh có thể rửa mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch muối loãng.
- Dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng khuẩn và kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt gây đau như viêm kết mạc và trầy xước giác mạc.
- Dùng thuốc kháng histamin. Dạng nhỏ mắt và thuốc uống đều có thể giúp giảm đau do dị ứng ở mắt.
- Dùng thuốc nhỏ mắt. Những người mắc bệnh tăng nhãn áp có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt được kê toa để giảm áp lực trong mắt.

- Dùng thuốc corticosteroid. Đối với trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm dây thần kinh thị giác và viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt), bác sĩ có thể kê toa thuốc có corticosteroid.
- Dùng thuốc giảm đau. Nếu cơn đau nghiêm trọng và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau cho người bệnh.
- Phẫu thuật. Một số trường hợp hiếm hơn cần can thiệp y tế, chẳng hạn như mắt bị tổn thương do dị vật hoặc bỏng. Những người mắc bệnh tăng nhãn áp có thể cần phải điều trị bằng laser để cải thiện tình trạng thoát nước mắt.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau mắt?
Ngăn ngừa các cơn đau ở mắt là một quá trình bắt đầu với việc thực hành các biện pháp bảo vệ mắt, chẳng hạn như:
- Đeo kính bảo vệ. Kính giúp ngăn ngừa nhiều nguyên nhân gây đau mắt như trầy xước vì bụi và bỏng vì tia cực tím. Ngoài ra có nhiều loại kính khác nhau tùy theo mục đích sử dụng, như kính bảo hộ hoặc kính an toàn khi chơi thể thao, tập thể dục hoặc làm việc với dụng cụ cầm tay (làm mộc, làm hàn…).
- Thận trọng khi xử lý hóa chất. Hóa chất sử dụng trực tiếp và mạnh như chất tẩy rửa gia dụng, chất làm trắng và thuốc diệt loài gây hại.
- Thận trọng với đồ chơi trẻ em. Tránh cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi có thể làm tổn thương mắt như đồ chơi có các bộ phận lò xo, đồ chơi dạng súng bắn và kiếm, bóng nảy…
- Vệ sinh kính áp tròng. Hãy duy trì thói quen này kỹ lưỡng và thường xuyên. Chỉ đeo kính áp tròng vào một số dịp cần thiết để mắt có thời gian nghỉ ngơi. Thay kính mới sau một thời gian sử dụng nhất định để đảm bảo không gây kích ứng cho mắt.
Tiên lượng
Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt đau không được điều trị?
Hầu hết các cơn đau ở mắt sẽ giảm dần dù không điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả các trường hợp. Một số nguyên nhân gây đau mắt cũng có thể khiến vấn đề nghiêm trọng hơn nếu bỏ qua điều trị, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh này có thể gây ra các vấn đề về thị lực và cuối cùng là mù hoàn toàn.
Sức khỏe của mắt là điều không nên chủ quan. Nếu đã loại bỏ các yếu tố nguy cơ và thực hiện những biện pháp tại nhà mà cơn đau vẫn không cải thiện, người bệnh nên nhanh chóng đến các phòng khám/bệnh viện có chuyên khoa mắt để kiểm tra.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!