Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội
Bệnh tự miễn nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để phát hiện và điều trị bệnh tự miễn hiệu quả? Mời bạn xem bài viết sau đây.
Bệnh tự miễn là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cơ quan này hoạt động quá mức và giải phóng kháng thể để tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể.
Các bệnh tự miễn thường gặp bao gồm:
Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn với tỷ lệ cao hơn gấp 2 lần so với nam giới: 6,4% nữ giới so với 2,7% nam giới. Bệnh thường bắt đầu trong những năm sinh sản của phụ nữ (tuổi từ 14 đến 44).
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tự miễn là:
Mỗi loại bệnh cũng có thể có những triệu chứng riêng. Ví dụ như bệnh tiểu đường tuýp 1 gây khát, sụt cân và mệt mỏi cực độ. Viêm ruột gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Với các bệnh lý tự miễn như bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp, các triệu chứng có thể tự khỏi. Các giai đoạn xuất hiện triệu chứng được gọi là giai đoạn bùng phát. Thời gian khi các triệu chứng biến mất được gọi là giai đoạn thuyên giảm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Các bác sĩ chưa biết nguyên nhân gây ra các bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.
Một số bệnh, như bệnh đa xơ cứng và lupus, di truyền trong gia đình. Không phải mọi thành viên trong gia đình đều nhất thiết có cùng một loại bệnh, nhưng họ thừa hưởng tính nhạy cảm với tình trạng tự miễn dịch.
Bởi vì tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn dịch đang gia tăng, các nhà nghiên cứu nghi ngờ yếu tố môi trường, như nhiễm trùng và phơi nhiễm với các hóa chất hoặc dung môi, cũng có thể liên quan.
Chế độ ăn kiểu “phương Tây” là một yếu tố nguy cơ khác. Các loại thực phẩm giàu chất béo, đường và được chế biến sẵn có liên quan đến tình trạng viêm, có thể gây ra các phản ứng tự miễn. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh.
Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tự miễn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán hầu hết các bệnh tự miễn. Bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng các xét nghiệm và đánh giá các triệu chứng để chẩn đoán bệnh.
Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) thường là xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ sử dụng khi các triệu chứng có liên quan đến bệnh lý tự miễn. Nếu xét nghiệm dương tính có nghĩa bạn có thể mắc một trong những căn bệnh này, nhưng nó sẽ không xác nhận chính xác loại bệnh nào.
Các xét nghiệm bệnh tự miễn khác giúp tìm các kháng thể đặc hiệu được tạo ra trong một số bệnh. Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng viêm do các bệnh này gây ra trong cơ thể.
Thực tế, các phương pháp điều trị không thể chữa khỏi bệnh tự miễn, nhưng chúng có thể kiểm soát các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và làm giảm viêm. Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tự miễn bao gồm:
Điều trị cũng có thể giảm các triệu chứng như đau, sưng, mệt mỏi và phát ban da.
Một số bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, như:
Bệnh tim
Các tình trạng gây viêm, chẳng hạn như lupus, xơ cứng bì và viêm khớp tự miễn, có thể dẫn đến xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) và bệnh tim.
Rối loạn tâm trạng
Đau và mệt mỏi mãn tính – dấu hiệu của nhiều rối loạn hệ thống miễn dịch – thường liên quan đến các rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng.
Bệnh thần kinh
Tổn thương dây thần kinh, hoặc bệnh thần kinh, có thể phát triển ở những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch. Các tình trạng phổ biến liên quan đến bệnh thần kinh bao gồm viêm khớp dạng thấp và bệnh tiểu đường tuýp 1.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Nếu bị viêm khớp dạng thấp hoặc viêm đa khớp, hoặc một tình trạng khác khiến bạn ít vận động hoặc phải ngồi xe lăn, bạn có nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu, trong đó các cục máu đông hình thành ở chân. Trong một số trường hợp, những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi, dẫn đến thuyên tắc phổi.
Tổn thương cơ quan
Các bệnh tự miễn tấn công các cơ quan cụ thể có thể gây ra tổn thương đáng kể nếu không được điều trị đúng cách. Ví dụ, viêm gan tự miễn có thể dẫn đến tổn thương gan. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể gây ra các vấn đề về thận và tổn thương võng mạc. Trong trường hợp xấu nhất, tổn thương võng mạc có thể dẫn đến suy giảm và mất thị lực.
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với các bệnh tự miễn:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Sau đây là một số cách phòng tránh bệnh tự miễn bạn có thể tham khảo:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!