backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Nguyên nhân và cách điều trị

    Bệnh tinh hoàn ẩn nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và biến chứng về sau cho bé. 

    Tinh hoàn ẩn là một trong những chứng bệnh nguy hiểm mà các bé trai thường mắc phải. Bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và biến chứng về sau cho bé. Vậy, bệnh tinh hoàn ẩn là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị tinh hoàn ẩn ra sao? Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!

    Bệnh tinh hoàn ẩn là gì?

    Một số bé trai sinh ra chỉ với 1 tinh hoàn trong bìu nằm phía sau dương vật. Thông thường, tinh hoàn còn lại cũng có nhưng nó nằm ở vị trí cao hơn, thường là ở trong bụng. Ở một số bé, điều này xảy ra với cả 2 tinh hoàn. Việc 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không di chuyển xuống bìu được, thuật ngữ y khoa gọi là tinh hoàn ẩn.

    Tình trạng tinh hoàn ẩn khá phổ biến, đặc biệt ở các bé bị sinh non. Sau khi sinh ra, các bé trai cần được kiểm tra thường xuyên xem có mắc phải bệnh tinh hoàn ẩn hay không. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ nhìn và sờ để tìm đủ cả 2 tinh hoàn trong bìu của bé.

    Có khả năng tinh hoàn của bé sẽ tự di chuyển xuống bìu trước khi bé được 6 tháng tuổi. Vì lý do này, bác sĩ thường chờ đợi trước khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn của bé không di chuyển xuống sau 6 tháng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị.

    Nguyên nhân nào gây ra tinh hoàn ẩn?

    Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn di chuyển xuống bìu sau 28 tuần thai. Tinh hoàn ẩn có khả năng bị mắc kẹt trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao tinh hoàn ẩn phổ biến hơn ở trẻ sinh non tháng. Những đứa bé này chỉ đơn giản là sinh ra trước khi tinh hoàn kịp có thời gian để thực hiện hành trình đi đến bìu.

    Dù vậy nhưng không ai biết chính xác nguyên nhân là gì. Có thể khi mang thai, mẹ bầu thường hút thuốc, uống rượu trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến tinh hoàn, nhưng đây chỉ là một giả thuyết.

    Ngoài ra, mẹ bầu có thể đã tiếp xúc với một chất độc hại trong môi trường xung quanh khi mang thai. Tuy nhiên, bằng chứng của việc này vẫn chưa đầy đủ. Một lý do khác có thể là di truyền. Đôi khi, tinh hoàn ẩn xảy ra cùng với các vấn đề y khoa khác, chẳng hạn như một lỗ nhỏ trong thành bụng gọi là thoát vị.

    Tinh hoàn ẩn có thể gây ra những vấn đề gì?

    Có bốn mối quan tâm chính đối với tinh hoàn ẩn:

    • Khả năng sinh sản của bé có thể bị ảnh hưởng khi lớn lên. Khi lớn lên, bé cần giữ mát cho phần nhạy cảm thấp hơn nhiệt độ cơ thể để tinh trùng có thể được lưu trữ và đảm bảo chức năng bình thường;
    • Nhiều khả năng tinh hoàn có thể bị tổn thương hoặc bị thương nếu nó nằm ở vị trí khác trên bìu của bé;
    • Bé có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn hơn trong tương lai;
    • Bé có thể bị mặc cảm khi biết điều này.

    Điều trị cho tinh hoàn ẩn

    Biện pháp điều trị chính là phẫu thuật. Nếu tinh hoàn của bé không di chuyển xuống khi bé được bốn tháng tuổi, bác sĩ sẽ đề nghị với bạn một loại phẫu thuật gọi là phẫu thuật tinh hoàn ẩn (orchiopexy). Phẫu thuật này thường được thực hiện khi bé từ 6 tháng đến 2 tuổi.

    Bé được gây mê trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm tinh hoàn ẩn xem nó có khỏe mạnh hay không và đưa về đúng vị trí trong bìu. Một số trẻ cần được phẫu thuật theo từng giai đoạn, thường là 2 đợt. Ở một số bé, tinh hoàn sẽ lại quay trở về trong bụng sau khi phẫu thuật. Do đó, bé nên được kiểm tra thường xuyên.

    Về lâu dài, việc phẫu thuật tinh hoàn ẩn khi bé còn nhỏ có thể làm giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn sau này. Việc tinh hoàn nằm trong bìu sẽ khiến dễ dàng phát hiện những khối u ung thư hơn.

    Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo