Hỏi – Đáp với Bác sĩ Nhi khoa về Bệnh ở trẻ tại đây!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng tiểu, là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất. Chúng khiến các bé khó chịu, làm bố mẹ lo lắng và còn có thể gây tổn thương thận dài lâu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra nhiều nhất ở bé trai và bé gái trong suốt một năm đầu đời và sẽ giảm đáng kể sau đó.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là sự nhiễm trùng ở niệu đạo, bàng quang, thận hoặc cả niệu đạo, bàng quang và thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Khoảng 50% trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu thận bị nhiễm trùng nghiêm trọng, 5–20% trường hợp sẽ để lại sẹo tại thận. Sẹo là mối bận tâm lớn nhất vì những vết sẹo có thể dẫn tới tăng huyết áp và suy chức năng thận sau này.
Trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên khi nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có triệu chứng gì ngoài sốt. Trong khi đó, với những trẻ lớn hơn thường xuất hiện triệu chứng đau hay bỏng rát khi đi tiểu, đau ở vùng bàng quang hay triệu chứng tiểu gấp. Việc vệ sinh đúng cách có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu. Để điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh.
Để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:
Nếu được điều trị tốt và không bị bất thường đường niệu, bé ít có khả năng bị suy thận (tức là không bị mất khả năng lọc máu). Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu thường dễ tái lại. Nếu trầm trọng sẽ gây ra trào ngược, tăng huyết áp và bệnh thận mạn.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu không đơn giản chút nào, nhưng việc vệ sinh đúng cách là phương pháp khá hữu hiệu.
Nếu có con gái, bạn nên dạy con cách sử dụng khăn giấy mềm lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh để giảm thiểu khả năng vi khuẩn xâm nhập qua lỗ niệu đạo. Bên cạnh đó, tránh ngâm mình trong bồn tắm xà phòng quá thường xuyên, vì có thể gây kích thích vùng da quanh lỗ niệu đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
Với bé trai, những bé được cắt bao quy đầu thường ít bị nhiễm trùng tiểu hơn những bé không cắt với tỷ lệ chỉ là 1/10. Đi tiểu tiện và đại tiện thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn chỉ cần cho bé sử dụng thuốc kháng sinh là đủ. Thế nhưng đôi khi, với trường hợp nặng có thể cần đến phẫu thuật.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho con yêu.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Urinary tract infection uti in children http://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/bacterial-infections-in-infants-and-children/urinary-tract-infection-uti-in-children Ngày truy cập 10/06/2017
Urinary tract infection uti in children http://emedicine.medscape.com/article/969643-overview Ngày truy cập 10/06/2017
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!