backup og meta

Những công dụng thần kỳ của củ năng

Những công dụng thần kỳ của củ năng

Củ năng là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn gia đình của người Việt Nam với nhiều công dụng thần kỳ.

Củ năng thường được biết đến với tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Bên cạnh đó, với thành phần chứa nhiều vitamin, magiê, đồng, sắt, phốt-pho, kali…, củ năng còn đem đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác.

Với nhiều chất dinh dưỡng, ít calo lại không chất béo, củ năng là thực phẩm thích hợp cho người ăn kiêng. Bổ sung củ năng vào thực đơn hàng tuần giúp cơ thể bạn có thêm vitamin, khoáng chất và phòng ngừa một số bệnh.

Củ năng không chứa cholesterol và chất béo

Củ năng chính là thực phẩm thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống. Việc dùng củ năng thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ bằng cách duy trì lượng cholesterol trong máu. Do củ năng không chứa chất béo nên bạn không cần lo mình sẽ tăng cân khi bổ sung chúng vào chế độ ăn uống thường ngày.

Củ năng chứa các vitamin thiết yếu

Thêm củ năng vào salad hay các món rau ăn kèm là một cách để bạn bổ sung các vitamin thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong củ năng chứa một lượng lớn vitamin B6 hỗ trợ chức năng não và hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, củ năng còn chứa chất thiaminriboflavin hỗ trợ cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể.

Củ năng chứa nhiều khoáng chất

Củ năng chứa 10% kali, đồng và mangan. Mỗi loại khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể. Tim được duy trì nhịp điệu ổn định với sự trợ giúp của kali và giúp sản xuất hồng cầu. Thêm vào đó, mangan giúp xương cứng cáp cũng như hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate và cholesterol trong cơ thể.

Người ăn kiêng nên chọn củ năng

Nửa cốc củ năng (khoảng hơn 50g) chỉ chứa 60 calo, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc ăn nhiều loại củ bổ dưỡng này nếu đang tính toán lượng calo. Ăn củ năng cho một bữa ăn nhẹ ít calo hoặc thêm chúng vào salad và các món ăn khác, bạn vẫn nhận được tất cả các lợi ích sức khỏe.

Các lợi ích sức khỏe khác đến từ củ năng

  • Ngừa bệnh tim mạch: Củ năng chứa nhiều axit béo thiết yếu như axit linoleic, tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ;
  • Tốt cho đường ruột: Chất xơ và tinh bột của củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa;
  • Kháng khuẩn: Hàm lượng flavonoid và polyphenolic trong củ năng có tác dụng kháng virus và ung thư, làm khỏe dạ dày, ngừa mất ngủ và khó chịu trong người;
  • Tăng cảm giác ngon miệng: Ăn củ năng sống hoặc ép lấy nước uống sẽ giúp giải quyết những vấn đề về ăn uống kém ngon ở người lớn tuổi. Củ năng cũng có hoạt tính như chất làm mát, giúp thanh nhiệt, giải khát và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Chế biến củ năng

Khi mua củ năng, bạn nên chọn những củ chắc và không bị mềm. Trong lúc chế biến, bạn gọt lớp vỏ mềm bên ngoài, dùng dao bén cắt bỏ phần trên và dưới của củ năng, sau đó cắt xung quanh các cạnh đến khi sạch hết vỏ. Củ năng chưa gọt vỏ cần bọc trong túi giấy, có thể bảo quản 1–2 tuần trong ngăn mát của tủ lạnh.

Củ năng dùng trong món mặn thường được dùng để nấu canh, xào với tôm, thịt và rau củ, hầm cùng thịt gà, đuôi heo, kho với sườn và tôm… Khi chế biến món ngọt, bạn có thể dùng củ năng nấu chè với đậu xanh, sâm bổ lượng, nhãn nhục, bạch quả, trứng gà hoặc làm bánh, nấu nước mát…

Chỉ kể sơ qua, bạn đã thấy được những công dụng không thể ngờ đến của củ năng phải không? Bạn còn chần chờ gì mà không thưởng thức ngay món ăn đậm đà chất dinh dưỡng này nhỉ?! Đảm bảo bạn sẽ phải trầm trồ về loại củ thần kỳ với những công dụng tuyệt vời không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Health Benefits of Water Chestnuts http://www.livestrong.com/article/412433-health-benefits-of-water-chestnuts/. Ngày truy cập: 27/5/2017

What Are Water Chestnuts Good For? http://foodfacts.mercola.com/water-chestnuts.html. Ngày truy cập: 27/5/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Kim Ngân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm tôm sốt Thái cho người bệnh mạn tính

Cách làm bánh chuối cho người bệnh mạn tính: Giữ trọn vị ngon mà vẫn an toàn sức khỏe


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Ngân · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo