backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 26/08/2021

    [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

    Tìm hiểu bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn không những điều trị tốt hơn mà còn có thể chủ động ngăn bệnh tiến triển và phòng nhiều biến chứng nguy hiểm. Thực tế, có rất nhiều người chữa hoài không đỡ vì phát hiện lúc đang ở giai đoạn cuối!

    Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là căn bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin cho cơ thể và các hormon này cũng giảm khả năng đưa đường vào tế bào để chuyển hóa (kháng insulin). Bệnh được chia thành 3 loại chính: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, còn có một loại mới mang tên tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường não).

    Tùy theo mỗi giai đoạn bệnh mà cách điều trị sẽ khác nhau. Điều trị không đúng cách có thể khiến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh tiểu đường bị suy giảm. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu tiểu đường có mấy giai đoạn để chủ động phòng và kiểm soát bệnh tốt hơn.

    Các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

    Với bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 3 và tiểu đường thai kỳ sẽ không chia giai đoạn. Nhưng ở tuýp 2, bệnh có thể phân thành 4 giai đoạn chính: tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2, xuất hiện biến chứng và tiểu đường giai đoạn cuối.

    1. Giai đoạn tiền tiểu đường

    Giai đoạn này còn được gọi là tiểu đường giai đoạn đầu, rối loạn đường huyết khi đói hay rối loạn dung nạp glucose.

    Trong giai đoạn này, lượng đường trong máu đã tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2: chỉ số glucose máu khi đói 5,6 – 6,9 mmol/l, sau ăn 2 tiếng là 7,8 – 11 mmol/l trong khi bình thường là dưới 5,6 khi đói và dưới 7,8 sau khi ăn.

    Bạn có thể nhận biết tiền tiểu đường qua một số triệu chứng: xuất hiện các mảng da sậm màu ở nách, sau gáy, thấy mệt, hay khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, các dấu hiệu này đều khá mờ nhạt nên hầu như mọi người ít nhận ra.

    2. Giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2

    bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn
    Người bệnh có thể thấy mờ mắt ở cả giai đoạn tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2.

    Nếu bạn không ổn định đường huyết tốt ngay ở giai đoạn đầu tiền tiểu đường thì bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

    Khi này, tuyến tụy bắt đầu không sản xuất đủ insulin cung cấp cho cơ thể, cộng thêm tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng vượt ngưỡng (chỉ số glucose máu khi đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11,1 mmol/l) và gây ra các triệu chứng rõ rệt:

  • Da khô, ngứa ngáy
  • Tê bì, nóng rát chân tay
  • Luôn cảm thấy khát nước
  • Ăn nhiều nhưng nhanh đói
  • Mờ mắt, đau căng tức hốc mắt
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là về đêm
  • Khi bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2, bạn có thể phải dùng thuốc để điều trị nếu thay đổi chế độ ăn, tập luyện hoặc sử dụng sản phẩm hỗ trợ không làm giảm được đường huyết.

    [mc4wp_form id=’290304″]

    3. Giai đoạn xuất hiện biến chứng

    Khoảng cách từ giai đoạn phát hiện tiểu đường đến khi có biến chứng thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết. Có đến 50% người bệnh gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán.

    Một số biến chứng khó tránh khỏi trong quá trình tiến triển của bệnh:

  • Biến chứng thần kinh: giảm cảm giác nhận biết đau nóng lạnh, tê bì, nóng rát tay chân, chuột rút về đêm, tim đập nhanh khi nghỉ, táo lỏng thất thường…
  • Biến chứng ở da: khô da, da nứt nẻ, ngứa ngáy, nhiễm nấm…
  • Biến chứng mắt: đau nhức hốc mắt thường xuyên, mắt mờ nhòe không nhìn rõ chữ, xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt, xuất huyết võng mạc.
  • Biến chứng tim mạch: các biến chứng tim mạch như xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tắc hẹp động mạch chi…
  • Biến chứng bàn chân: vết thương lâu lành, nhiễm trùng, hoại tử, loét bàn chân…
  • Bệnh thận đái tháo đường: tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, có microalbumin niệu, phù chân…
  • Trong giai đoạn 3 này, thay vì chỉ giảm đường huyết, bạn cần kiểm soát tốt cả huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành kết hợp các giải pháp hỗ trợ cải thiện biến chứng tiểu đường.

    4. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

    Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường là giai đoạn mà nhiều biến chứng xuất hiện cùng lúc với mức độ nặng (liệt dạ dày, suy thận, suy tim, loét hoại tử bàn chân, xuất huyết võng mạc…) làm giảm tuổi thọ người bệnh nhanh chóng.

    Vì vậy, người bệnh không cần kiểm soát glucose máu quá chặt chẽ mà chủ yếu điều trị các triệu chứng của biến chứng để kéo dài thời gian sống.

    Thời gian diễn ra các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường có thể dài ngắn khác nhau. Nếu kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng tốt, bạn có thể trì hoãn, thậm chí đảo ngược tiến triển bệnh.

    Bí quyết đảo ngược tiến triển của tiểu đường

    bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn
    Tập thể dục mỗi ngày giúp đảo ngược các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

    Sau khi đã hiểu rõ bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn có thể lên ngay kế hoạch đảo ngược tiến triển của bệnh bằng cách kết hợp các biện pháp sau đây.

    1. Tập thể dục đều đặn

    Bạn nên tập thể dục (đi bộ, đạp xe, bơi lội, Thái Cực quyền, yoga…) ít nhất 30 phút/ngày và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp bạn giảm đường huyết và giữ cân nặng khỏe mạnh.

    2. Dùng thuốc theo chỉ định

    Trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý kỹ các loại thuốc giúp hạ đường huyết. Khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần hỏi rõ cách dùng và các tác dụng phụ có thể gặp để phòng ngừa nếu có thể.

    3. Kiểm soát lượng tinh bột

    Phần lớn lượng đường trong máu đến từ các thực phẩm giàu chất bột đường như cơm, bún, miến, phở, bánh quy, kẹo… Bạn cần hạn chế nguồn đường này để kiểm soát đường huyết.

    Tuy nhiên, tinh bột cũng đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, thay vì loại bỏ hoàn toàn loại thực phẩm này, bạn nên ăn giảm trong mỗi bữa và ăn nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây tươi) hơn để làm chậm quá trình hấp thu đường.

    4. Từ bỏ thói quen hại sức khỏe

    Nếu bạn đang hút thuốc lá hay uống rượu bia mỗi ngày, hãy tìm cách từ bỏ. Bởi những thói quen này sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp biến chứng hơn bình thường từ 30 – 40%.

    5. Sử dụng thảo dược Đông y

    Để cùng lúc đạt được 2 mục tiêu phòng ngừa biến chứng và ổn định đường huyết, bạn có thể sử dụng thêm các cây thuốc, thảo dược Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

    Nhiều cây thuốc nam như Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn… đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ mạch máu và thần kinh; đồng thời giúp cơ thể tự điều chỉnh rối loạn chuyển hóa chất đường – chất đạm – chất béo (cholesterol). Nhờ đó, người bệnh tăng hiệu quả giảm đường máu, phòng chống và cải thiện biến chứng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


    Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 26/08/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo