backup og meta

Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trẻ ho có đờm là một tình trạng rất phổ biến, nhất là vào thời điểm giao mùa hoặc khi trời trở lạnh. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau và cần được điều trị kịp thời, đúng cách để tránh những biến chứng khó chịu cho bé.

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn vấn đề trẻ ho có đờm, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và “bỏ túi” được những cách xử lý phù hợp khi trẻ bị những cơn ho có đờm làm phiền.

Ho có đờm ở trẻ em là gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng vùng hầu họng. Trẻ ho có đờm cho thấy cơ thể đang tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Chất nhầy này xuất phát từ đường hô hấp và có thể có nhiều màu sắc, từ trong đến trắng đục hay từ vàng đến xanh lá.

Nguyên nhân gây ho có đờm có thể là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường, viêm phổi… Khi ho, trẻ có thể tống đờm và các chất tiết khác ra khỏi cơ thể, giúp làm thông đường thở và hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh hơn. Ngoài ra, các bé cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác, như thở khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi sau, đau họng, sốt, mệt mỏi…

Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho có đờm. Trong đó, các tác nhân phổ biến thường là do vi khuẩn hoặc virus. Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Do đó, tình trạng nhiễm trùng ở hệ hô hấp có thể khiến trẻ ho có đờm.

Ở trẻ em, các nguyên nhân gây ho có đờm phổ biến bao gồm:

  • Cảm lạnh, cảm cúm: Trong trường hợp này, trẻ không chỉ bị ho có đờm, mà còn kèm theo các triệu chứng như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng…
  • Viêm phế quản: Đây là tình trạng các ống phế quản (ống dẫn không khí vào phổi) bị viêm. Viêm phế quản cấp tính thường do nhiều loại virus gây ra.
  • Viêm phổi: Ở trẻ em, viêm phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho có đờm. Đây là tình trạng viêm cấp tính của nhu mô phổi do nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Trẻ bị viêm phổi có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Ho gà: Ho gà biểu hiện dưới dạng các cơn ho dữ dội không kiểm soát được. Trẻ bị ho gà thường thở hổn hển, thở rít từng cơn nghe như tiếng gà.

Trên thực tế, trẻ bị ho có đờm có thể do những nguyên nhân khác gây ra. Do đó, khi thấy trẻ ho có đờm, nhất là về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và thói quen sinh hoạt của bé, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đừng để tình trạng trẻ ho có đờm kéo dài vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng, khó điều trị dứt điểm.

Chẩn đoán trẻ bị ho có đờm

trẻ ho có đờm được chẩn đoán như thế nào

Để chẩn đoán về tình trạng ho có đờm của trẻ, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử ho, thời gian bắt đầu ho và bất kỳ triệu chứng nào khác kèm theo cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng. Nếu trẻ ho có đờm kéo dài hoặc nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, sụt cân và mệt mỏi, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

  • Chụp X-quang vùng ngực: Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị viêm phổi hoặc nuốt phải dị vật gây ho có đờm, việc chụp X-quang ngực để chẩn đoán là cần thiết.
  • Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra chức năng phổi với những trẻ từ 5 tuổi trở lên để xem bé có bị hen suyễn hay không.
  • Phết dịch mũi để chẩn đoán ho gà ở trẻ em.

Điều trị ho có đờm ở trẻ em

Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn rằng trẻ ho có đờm phải làm sao để nhanh khỏi. Thực tế, phương pháp điều trị ho có đờm ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Biện pháp điều trị cơ bản cho trẻ ho có đờm là dùng thuốc. Vậy, trẻ ho có đờm uống thuốc gì? Đối với những cơn ho có đờm do virus gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh là không cần thiết. Nếu trẻ ho có đờm do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc sau để điều trị các triệu chứng đi kèm:

  • Thuốc ho không kê đơn cho trẻ em, thuốc long đờm
  • Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để trị đau nhức cơ thể và khó chịu ở ngực do ho
  • Thuốc kháng histamin trong trường hợp bé bị dị ứng.

Các biện pháp khắc phục ho có đờm tại nhà cho bé

biện pháp khắc phục trẻ ho có đờm

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cũng có thể kết hợp với những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm tại nhà sau đây để giảm bớt triệu chứng, đồng thời đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh:

  • Hút mũi cho trẻ: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ho có đờm thường không thể xì mũi nên cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, bạn có thể hỗ trợ làm sạch chất nhầy cho bé bằng ống bơm cao su hình bóng đèn và nước muối sinh lý.
  • Cho bé uống nhiều nước ấm: Nước giúp loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp bé dễ dàng loại bỏ đờm qua cơn ho hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé uống nước ép trái cây nguyên chất, sinh tố, súp, canh…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Cách này giúp giữ cho đường mũi họng ẩm và làm đờm loãng hơn.
  • Cho trẻ trên 1 tuổi uống mật ong: Mật ong được xem như thuốc kháng sinh tự nhiên có công dụng điều trị ho hiệu quả. Bạn có thể pha mật ong và nước chanh ấm cho bé uống. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh gây ngộ độc.
  • Nâng đầu giường/nôi của bé hoặc kê thêm một chiếc gối: Ngủ ở tư thế cao đầu giúp hạn chế chảy nước mũi sau, từ đó giảm ho và kích ứng cổ họng. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh mà chỉ dành cho trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn.

Trẻ ho có đờm: Khi nào nên đưa đi khám?

Cha mẹ nên đưa trẻ ho có đờm đi khám tại các cơ sở y tế uy tín trong những trường hợp sau:

  • Cơn ho kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ cảm thấy khó thở
  • Trẻ thở khò khè mà không có tiền sử hen suyễn
  • Trẻ ho ra máu
  • Da bé tím tái, xanh xao
  • Đờm có mùi hôi (dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng)
  • Bé ngủ li bì, khó đánh thức, lơ mơ 
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt từ 38°C trở lên
  • Trẻ dưới 2 tuổi và bị sốt từ 38°C trở lên trong hơn 1 ngày
  • Trẻ lớn hơn 2 tuổi và bị sốt từ 38°C trở lên trong hơn 3 ngày
  • Trẻ sốt trên 40°C
  • Trẻ bị sốt kèm phát ban
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ quấy khóc nhiều và không thể dỗ cho bé ngừng khóc.

Phòng ngừa ho có đờm cho trẻ

cách phòng ngừa trẻ ho có đờm

Để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng khiến trẻ ho có đờm, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
  • Dặn dò bé hạn chế đưa tay lên mặt nhất có thể
  • Cả bé và các thành viên trong gia đình nên ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy để tránh phát tán vi khuẩn/virus ra không khí 
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đang mắc bệnh, nhất là các bệnh về hô hấp 
  • Tiêm phòng cúm cho trẻ em trên 6 tháng tuổi mỗi năm. Ngoài ra, che mẹ đừng quên cho trẻ tiêm phòng đủ liều vắc xin phế cầu. 

Tóm lại

  • Ho có đờm thường là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
  • Các phương pháp điều trị cho trẻ ho có đờm được dựa trên nguyên nhân gây bệnh, và thường là dùng thuốc và chăm sóc đúng cách tại nhà.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng trẻ bị ho có đờm. Việc kịp thời đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn là vô cùng quan trọng. Do đó, khi thấy trẻ ho có đờm kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị nhé!

Có thể bạn quan tâm

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cough in babies, children & teens https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/cough Ngày truy cập: 11/01/2024

Productive Cough in Children and Adolescents – View from Primary Health Care System – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5364784/ Ngày truy cập: 11/01/2024

Wet Cough and Nasal Symptoms in Children: Can We Do Better? https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fped.2019.00459/full Ngày truy cập: 11/01/2024

An approach to the child with a wet cough – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S152605421830143X Ngày truy cập: 11/01/2024

Cough https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/cough/ Ngày truy cập: 11/01/2024

Dry Cough vs. Wet Cough in Kids: Causes and Remedies https://www.parents.com/health/cough/wet-cough-vs-dry-cough-in-kids-causes-symptoms-and-home-remedies/ Ngày truy cập: 11/01/2024

Wet Cough: Causes and Treatment for Adults and Children https://www.healthline.com/health/wet-cough Ngày truy cập: 11/01/2024

Phiên bản hiện tại

29/01/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 29/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo